Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kế hoạch thực hiện Đề án: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2014.

Kế hoạch thực hiện Đề án: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2014.
Ngày  08  tháng 02  năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2014.


QUYẾT ĐỊNH

 

V/v Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án: Giảm thiểu ô nhiễm môi

trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2014

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

        Theo Quyết định số 1148/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011- 2015;

         Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 12/TTr-SNN ngày 20 tháng 01 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2014, với các nội dung sau:

 

1. Tên kế hoạch: Kế hoạch thực hiện Đề án: “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn"  năm 2014.

 

 

2. Mục đích, yêu cầu:

 

- Duy trì các mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học hiện có, xây dựng mới 2.000 mô hình, để đến hết năm 2014 toàn tỉnh có khoảng 4.500 hộ chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, với tổng diện tích nền đệm lót khoảng 75.000m2, nuôi được 45.000 con lợn/lứa.

- Thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong khu dân cư gắn với bảo vệ môi trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

 

2. Nội dung, quy mô, chỉ tiêu thực hiện:

 

2.1. Nội dung:

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn 2.000 hộ tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, với tổng diện tích đệm lót khoảng 30.000m2, nuôi 15.000-17.000 con lợn/lứa.

- Tổ chức 40 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học cho nông dân các xã tham gia thực hiện mô hình. 

           2.2. Quy mô: 

Mỗi hộ gia đình xây dựng chuồng trại nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học diện tích từ 10m2 đệm lót, nuôi từ 5 con lợn thịt trở lên/lứa trở lên.

2.3. Chỉ tiêu thực hiện tại các huyện, thành phố:

 

STT

 

Huyện/thành phố

 

Số hộ tham gia

 

mô hình

 

(hộ)

 

Diện tích

(m2)

 

Số lớp tập huấn

 

(lớp)

1

Phủ Lý

150

2250

3

2

Duy Tiên

200

3000

4

5

Lý Nhân

400

6000

8

3

Bình Lục

550

8250

11

4

Thanh Liêm

350

5250

7

6

Kim Bảng

350

5250

7

 

Tổng

 

2.000

 

30.000

 

40

 

3. Giải pháp thực hiện:

3.1. Tập huấn, phổ biến kỹ thuật:

- Thành phần tham gia: Cán bộ khuyến nông, chăn nuôi thú y cơ sở, cán bộ các hội, đoàn thể các cấp của tỉnh; các hộ tham gia xây dựng mô hình và các hộ chăn nuôi chưa được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học các năm trước.

- Số lượng lớp tập huấn: 30 lớp, mỗi lớp 60 học viên.

- Thời gian tập huấn: mỗi lớp 03 ngày.

- Nội dung tập huấn:

+ Kỹ thuật chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học.

+ Kỹ thuật xây dựng chuồng trại và làm đệm lót sinh học.

+ Kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

+ Triển khai thực hành làm đệm lót tại hộ gia đình.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện.

 

3.2. Chỉ đạo kỹ thuật: Thuê cán bộ chuyên ngành chăn nuôi, thú y có trình độ từ trung cấp trở lên để theo dõi, hướng dẫn duy trì bảo dưỡng các mô hình đã có, chỉ đạo xây dựng các mô mới. Mỗi huyện, thành phố 02 người, tổng số cán bộ kỹ thuật cần thiết là 12 người.

3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ xây dựng mô hình: Mô hình chăn nuôi lợn diện tích từ 10m2 đệm lót, nuôi từ 5 con lợn trở lên/lứa được hỗ trợ 165.000 đồng/m2 đệm lót (một trăm sáu lăm ngàn đồng) để mua nguyên liệu làm đệm lót như mùn cưa, trấu, men vi sinh, bột ngô. Hộ tham gia mô hình được vay tiền sửa chữa hoặc xây dựng mới chuồng trại từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội và các nguồn vốn khác.

Cơ chế hỗ trợ sau đầu tư. Thời gian nghiệm thu, hỗ trợ kinh phí chia làm 2 đợt trong năm: đợt 1 vào tháng 6 năm 2014; đợt 2 vào tháng 12 năm 2014.

-  Kinh phí hỗ trợ mô hình và kinh phí hội nghị nghiệm thu cấp huyện, cấp xã đề nghị chuyển về các huyện, thành phố theo kết quả nghiệm thu để hỗ trợ cho các hộ tham gia xây dựng mô hình.

- Kinh phí tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật chuyển về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

 

4.  Kinh phí thực hiện:

 

4.1. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 5.382,15 triệu đồng (Năm tỷ ba trăm tám mươi hai triệu một trăm năm mươi nghìn đồng), trong đó:

- Kinh phí hỗ trợ mô hình:                        4.950,00 triệu đồng.

- Kinh phí nghiệm thu cấp huyện, cấp xã:     95,25 triệu đồng.

- Kinh phí tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật:         336,90 triệu đồng.

4.2. Dự kiến kinh phí thực hiện theo từng huyện, thành phố:

 

                   Đơn vị tính: 1.000 đồng

 

STT

 

Đơn vị

 

Kinh phí hỗ trợ mô hình và nghiệm thu cấp huyện, xã

 

Kinh phí tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật

Tổng cộng

 

Kinh phí  hỗ trợ mô hình

 

Kinh phí nghiệm thu cấp huyện, xã

 

Tổng số

1

Phủ Lý

371.250

11.250

382.500

32.060

414.560

2

Duy Tiên

495.000

15.750

510.750

40.090

550.840

3

Lý Nhân

990.000

19.500

1.009.500

64.180

1.073.680

4

Bình Lục

1.361.250

16.500

1.377.750

88.270

1.466.020

5

Thanh Liêm

866.250

16.500

882.750

56.150

938.900

6

Kim Bảng

866.250

15.750

882.000

56.150

938.150

 

Tổng số

4.950.000

95.250

5.045.250

336.900

5.382.150

5. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh.

6. Thời gian thực hiện: Năm 2014.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Phủ Lý tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch như tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra; tổng hợp kết quả thực hiện để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

          - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính bố trí nguồn vốn, hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán, cấp phát kinh phí hỗ trợ sau đầu tư, đảm bảo đúng quy định hiện hành.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách tỉnh: Tiếp tục huy động các nguồn vốn, có chính sách cho các hộ nông dân vay vốn với lãi xuất ưu đãi, thời gian phù hợp để phát triển chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các xã triển khai nhân rộng các mô hình trên địa bàn, giao chỉ tiêu cho các xã, các tổ chức đoàn thể phối hợp tổ chức thực hiện và có chính sách hỗ trợ của huyện, thành phố cho các mô hình trên địa bàn. Chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thủy sản tổ chức tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học; tổ chức nghiệm thu, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi tham gia xây dựng mô hình trên địa bàn.

- Đề nghị các tổ chức đoàn thể phối kết hợp vận động các thành viên, hội viên của mình tích cực tham gia thực hiện các đề án.

          Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu t­ư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Quốc Trung