Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lý Nhân thực hiện tích tụ ruộng đất, tổ chức lại sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Tin tức - Sự kiện Tin trong tỉnh  
Lý Nhân thực hiện tích tụ ruộng đất, tổ chức lại sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
Lý Nhân được xác định là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong thời gian qua, huyện đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện tích tụ được ruộng đất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.

Với quan điểm Lấy khu nông nghiệp công nghệ cao là nòng cốt, doanh nghiệp làm hạt nhân, nền tảng; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất", huyện Lý Nhân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ tập quán sản xuất nông nghiệp từ phương thức truyền thống sang ứng dụng tiếnbộ khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng Nông thôn mới. Huyện ủy Lý Nhân đã ban hành các nghị quyết, UBND huyện đã xây dựng Đề án, thành lập Ban chỉ đạo tích tụ ruộng đất để liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Trên địa bàn huyện đã thực hiện tích tụ và bàn giao cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các khu nhà kính, nhà lưới, sản xuất ngoài trời trồng rau, củ, quả tại xã Xuân Khê, Nhân Bình (Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco); dưa lưới, ngô giống tại xã Nhân Khang (Công ty cổ phần đầu tư & phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam)... bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định đã thu hút khoảng 300 lao động tại địa phương với mức lương từ 4-6 triệu đồng. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn huyện có 11 mô hình tích tụ ruộng đất để liên kết với diện tích 53,8 ha tại một số địa phương; thành lập11 HTX sản xuất nông sản sạch và 03 Tổ hợp tác sản xuất nông sản tại xã Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Nhân Hưng. Triển khai mô hình trồng thử nghiệm 2 ha cam CS1 xã Văn Lý, 2 ha củ cải Hàn Quốc tại xã Nhân Đạo, trồng 5 ha cây dược liệu tại xã Nhân Thịnh, Nhân Khang...Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực như: chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng đất có hiệu quả. Sản lượng lương thực, thực phẩm đã đảm bảo nhu cầu đời sống dân cư trên địa bàn huyện, cung cấp thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cậnvà một số sản phẩm nông nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc có thương hiệu trên thị trường làm vệ tinh cho Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (chuối, HTX Bảo An). Kinh tế nông nghiệp tăng trưởngnhanh, giá trị sản xuất trên ha đất canh tác đạt 109 triệu đồng/năm. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản. Trong từng lĩnh vực đã có sự chuyển dịch theo chiều sâu, là tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng đi tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Đã hình thành các vùng cánh đồng mẫu, vùng thâm canh lúa, rau quả, cây vụ đông hàng hóa, sản xuất nấm ăn, sản xuất rau củ quả an toàn, các mô hình chăn nuôi như Đề án bò thịt, bò sữa, mô hình sông trong ao...đặc biệt là có sự liên kết trong sản xuất từ sản xuất đến tiêu thụ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc đó là: Công tác chỉ đạo, tuyên truyền ở một số địa phương chưa quyết liệt. Một số hộ dân không nhất trí cho thuê đất mà đề nghị được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng; có trường hợp chưa hiểu rõ, đầy đủ về chủ trương tích tụ ruộng đất; đặc biệt có một số đối tượng cố tình chống phá, gây cản trở tới việc tích tụ.

Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm và kết quả đạt được chưa đồng đều. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, phân tántheo quy mô nông hộ là chủ yếu. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ giới hóa, công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xúc tiến thương mại chưa thực sự hiệu quả, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, chưa tạo ra được bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

 Muốn thực hiện tích tụ ruộng đất, tổ chức lại sản xuất gắn tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, trong công tác chỉ đạo cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở;  Phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Phải huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị vào cuộc, để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về phát triển kinh tế nông nghiệp, nhằm đổi mới tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân để chuyển đổi mạnh mẽ tập quán sản xuất nông nghiệp từ phương thức truyền thống sang ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, tổ chức sản xuất gắn tái cơ cấu nông nghiệp; Thực hiện công khai minh bạch: Các thôn, xóm phải ban hành nghị quyết để triển khai thực hiện tích tụ ruộng đất, công khai về quy hoạch, chính sách hỗ trợ, vị trí đất mà các hộ không có nhu cầu cho thuê sẽ chuyển đến. Nhà đầu tư cam kết ưu tiên sử dụng lao động từ 35 đến 60 tuổi tại địa phương, đặc biệt là ưu tiên lao động là người có đất cho thuê; Các ngành chuyên môn bám sát cơ sở, kịp thời đề xuất giải pháp giải quyết các khó khăn ở địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; Quan tâm tạo điều kiện Hỗ trợ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào dự án như đường giao thông, hệ thống kênh mương, trạm bơm, trạm biến áp, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Bên cạnh đó làm tốt các giải pháp trọng tâm như: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về phát triển kinh tế nông nghiệp. Đổi mới tư duy, nhận thức để chuyển đổi tập quán sản xuất nông nghiệp từ phương thức truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao. Rà soát, bổ sung quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác lợi thế của từng vùng, từng địa phương, tích cực việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo bước phát triển nhanh, bền vững có tính đột phá của huyện trọng điểm nông nghiệp.

Tăng cường phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ KHKT, đào tạo nghề để nâng cao trình độ cho các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Mở rộng hợp tác liên kết để tham gia vào chuỗi sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống tưới tiêu, đường giao thông nội đồng, nâng cấp các trạm bơm tưới, tiêu chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết để phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển sản xuất sản phẩm theo vùng, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để thu hút các doanh nghiệp có khả năng chế biến vào đầu tư chế biến tinh, sâu; đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng quản lý chất lượng tiên tiến; phát triển ngành nghề nông thôn với quy mô trình độ công nghệ hợp lý, đủ sức cạnh tranh phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu.

Theo https://khuyennonghanam.myharavan.com