Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp đến ngày 16/12/2020:

Tin tức - Sự kiện Tin nội bộ  
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp đến ngày 16/12/2020:

I. Kết quả công tác làm thủy lợi Đông xuân 2020-2021 đến ngày 16/12/2020

STTĐơn vị quản lý

Tổng

(Đơn vị: m3)

KHTH%
1Huyện Kim Bảng54.26350.27392,6%
2Thị xã Duy Tiên82.53238.58846,8%
3Huyện Lý Nhân139.256114.36882,1%
4Huyện Thanh Liêm292.19257.09219,5%
5Huyện Bình Lục173.06294.69954,7%
6Thành phố Phủ Lý162.55656.74534,9%
 Tổng cộng903.861411.76545,6%

II. Tình hình dịch hại:

2.1 Trên Cây dưa, bầu bí:

  - Bệnh virus: Bệnh virus khảm lá CMV phát triển gây hại cục bộ, trung bình rải rác, nơi cao 5 - 10%, cục bộ > 30% số cây. Diện tích nhiễm trên 2,5% số cây: 1,5 ha; diện tích phun trừ côn trùng môi giới truyền bệnh như  bọ phấn, rệp: 310 ha.

- Bệnh sương mai: Bệnh giả sương mai phát triển nhanh đặc biệt trên dưa chuột, trung bình 10 - 20 %, nơi cao 30 - 40 % số lá cấp 1, 3, 5. Hầu hết các diện tích có vết bệnh trên lá được phun phòng trừ  định kỳ 5 -7 ngày/lần.

- Bệnh phấn trắng: gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh nơi cao 20 - 30% số lá. Diện tích nhiễm: 10,8 ha. Diện tích phòng trừ: 37,8 ha.

  - Bệnh héo xanh: gây hại cục bộ, nơi cao 1 - 3%, cục bộ > 20% số cây. Diện tích nhiễm: 15,2 ha, diện tích phun phòng: 464,3 ha.

  - Sâu xanh mật độ trung bình 0,5- 1 con/m2, nơi cao 2-3 con/m2, diện tích nhiễm và xử lý: 67 ha.

2.2. Cây ngô:

- Sâu keo mùa thu: mật độ trung bình rải rác, cao 2 - 3 con/m2; diện tích nhiễm tuần qua không tăng thêm: 113ha (Kim Bảng: 8 ha, Duy Tiên: 7 ha, Lý Nhân: 50 ha, Thanh Liêm: 46 ha, Phủ Lý: 2 ha). Diện tích phun trừ: 102 ha.

- Sâu cắn lá nõn, Sâu đục thân mật độ trung bình 1 - 2 con/m2, nơi cao 2 -3 con/m2, cục bộ > 10 con/m2. Diện tích nhiễm và phòng trừ : 70,2 ha.

- Rệp cờ: gây hại rải rác, nơi cao 15 - 20% số cây, diện tích nhiễm và phòng trừ: 25,2 ha.

-  Bệnh đốm lá tỷ lệ bệnh trung bình 10 -15%, nơi cao 25 -30 % số lá; diện tích nhiễm và phòng trừ: 273,9 ha.

2.3. Cây đậu tương: Sâu cuốn lá gây hại mật độ trung bình 3-5 con/m2, cao 10- 15 con/m2, diện tích nhiễm và phòng trừ không đáng kể.

2.4. Trên cà chua, khoai tây:

- Bệnh sương mai: tỷ lệ bệnh trung bình: 5 - 7% số lá; nơi cao: 20 - 30% số lá.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn, héo vàng: xuất hiện rải rác, nơi cao: 3 - 5% số cây.

2.5. Rau họ thập tự:

 - Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng: mật độ trung bình: 5 - 7 con/m2, cao 30- 40 con/m2. Diện tích nhiễm và xử lý: 48,5 ha.

- Bệnh sương mai, cháy mép lá vi khuẩn: gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh nơi cao: 10 - 15% số lá.

  2.6. Chuột: Gây hại rải rác trên ngô, dưa bí; diện tích bị chuột gây hại >2,5% không đáng kể. Các địa phương tiếp tục triển khai đánh chuột theo kế hoạch. Lượng thuốc sử dụng: 313,3 kg (trong đó thuốc Cat 0.25 WP: 308,3 kg, thuốc khác: 5kg).

Số chuột bắt thủ công trong tuần: 9.470 con (Phủ Lý: 1.470 con; Bình Lục: 5.000 con; Thanh Liêm: 500 con; Duy Tiên: 1.000 con; Lý Nhân: 1.500 con).

         III. Tiến độ thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt:

- Đến ngày 16/12/2020, toàn tỉnh có 4.271 con bò sữa, đạt 101,7% KH (tăng 5 con so với thời điểm báo cáo ngày 09/12/2020), được chăn nuôi tại 195 hộ; sản lượng sữa bình quân bán cho các nhà máy là 35,5 tấn/ngày. Cụ thể như sau:

+ Thị xã Duy Tiên 110 hộ chăn nuôi 3.104 con; sản lượng sữa bình quân 27,5 tấn/ngày;

+ Huyện Lý Nhân 24 hộ chăn nuôi 467 con; sản lượng sữa bình quân 2,0 tấn/ngày;

+ Huyện Kim Bảng 58 hộ chăn nuôi 515 con, sản lượng sữa bình quân 4,0 tấn/ngày;

+ Công ty CP bò sữa Hà Nam chăn nuôi 5 con;

+ 02 trại của Công ty Friesland Campina chăn nuôi 180 con, sản lượng sữa bình quân 2,0 tấn/ngày;

- Tổng số bò mua mới đến nay là 81 con.

- Tổng số bê được sinh ra đến nay là 532 con.

Các hộ chăn nuôi chủ động ủ chua dự trữ thức ăn thô xanh và trồng, chăm sóc cây thức ăn vụ đông cho đàn bò, chất lượng sữa luôn đảm bảo chất lượng.

* Kết quả PTCN bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao

Toàn tỉnh có 6 khu quy hoạch tại các xã: xã La Sơn, Vũ Bản, An Đổ và Đồn Xá huyện Bình Lục; xã Nhân Đạo huyện Lý Nhân; xã Tượng Lĩnh huyện Kim Bảng với tổng diện tích là 49,32 ha, số bò đang nuôi là 602 con.

V. Tình hình dịch bệnh đến ngày 16/12/2020

Trong ngày, tại  huyện Lý Nhân không phát sinh thêm lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.

* Luỹ kế đến hết ngày 15/12/2020, tổng số lợn đã tiêu hủy do DTLCP là 825 con (trọng lượng 38.843 kg) của 96 hộ chăn nuôi ở 24 thôn, 07 xã/02 huyện. Tổng số lợn đã tiêu hủy do bệnh Tai xanh là 71 con (trọng lượng 2.657 kg) của 08 hộ chăn nuôi ở 03 thôn/01 xã. Tổng số bò, bê đã tiêu hủy do bệnh Viêm da nổi cục là 03 con (trọng lượng 1.264 kg) của 03 hộ chăn nuôi, ở 03 thôn/02 xã, phường/02 huyện, thị xã. Đã có 03 xã (Trần Hưng Đạo, Hợp Lý và Nhân Thịnh) công bố hết dịch.

Ngày 14/12/2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y nhận được thông tin tại hộ ông Lão Văn Hân thôn Thanh Bồng xã Thanh Nghị huyện Thanh Liêm nuôi tổng số 31 con lợn (có 2 con ốm, 4 con chết) nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với triệu chứng: Sốt, bỏ ăn, nôn mửa, đi ngoài phân lỏn nhỏn màu vàng, đen. Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp với đơn vị chuyên môn của huyện kiểm tra và lấy 01 mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Thú y vùng I xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Ngày 16/12/2020, Chi cục Thú y vùng I có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 4070/TYVI-TH-XN kết luận (+)01/01 mẫu bệnh phẩm lợn lấy tại hộ ông Lão Văn Hân thôn Thanh Bồng xã Thanh Nghị huyện Thanh Liêm dương tính với vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

* Các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, thực hiện

Phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm DVNN các huyện, thị xã hướng dẫn UBND các xã, phường có dịch thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định:

- Tổ chức tiêu hủy số gia súc mắc bệnh.

- Rà soát, thống kê đàn lợn trên địa bàn xã Thanh Nghị.

- Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc: Đến nay, tổng số hóa chất đã sử dụng 538 lít và 52.970 kg vôi bột, tổng diện tích phun được khoảng 538.000 m2.

- Duy trì hoạt động của chốt chống dịch để kiểm soát vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc mẫn cảm ra, vào ổ dịch.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các ổ dịch phát sinh.

- Tiếp tục thông tin tuyên truyền trên Đài truyền thanh về tình hình dịch bệnh và hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng báo cáo./.

Văn phòng