Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025...

Giới thiệu chung Chuyển đổi số  
Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Báo cáo số 401/BC-SNN ngày 23/9/2024 kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Thực hiện Công văn số 1142/STTTT-BCVTCNTT ngày 10/9/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN

1. Thuận lợi

Công tác tham mưu ban hành văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kịp thời, đồng bộ.

Sự quan tâm sâu sát trong chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp các ngành trong thực hiện nhiệm vụ.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhìn chung được đào tạo cơ bản, có kiến thức, kỹ năng, năng lực và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

2. Khó khăn

- Công tác rà soát thủ tục hành chính của ngành, của Sở Nông nghiệp & PTNT nhiều khi chưa cắt giảm tỷ lệ ngày giải quyết theo yêu cầu của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.

- Số thủ tục hành chính liên thông cùng cấp và giữa các cấp chính quyền chưa được thực hiện theo quy trình khép kín trên phần mềm dịch vụ công https://motcua.hanam.gov.vn

3. Nguyên nhân

- Các thủ tục hành chính của ngành, của Sở Nông nghiệp & PTNT liên quan đến nhiều cấp, nhiều Sở ngành. Nhiều khi phải xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp & PTNT, các Sở ngành trong tỉnh, nên tỷ leejcawts giảm ngày giải quyết nhiều khi không đạt theo yêu cầu.

- Chưa xây dựng quy trình giải quyết TTHC liên thông cùng cấp và liên thông giữa các cấp chính quyền.

II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản triển khai thực hiện

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành một số văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cụ thể như sau:

- Kế hoạch số 30/KH-SNN, ngày 14/10/2022 về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kế hoạch số 46/KH-SNN ngày 14/12/2023 về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 Sở Nông nghiệp & PTNT.

- Quyết định số 25/QĐ-SNN, ngày 04/3/2022 về việc phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban chỉ đạo gồm: 03 đ/c LĐS và 11 đ/c Thành viên là Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở; Tổ công tác giúp việc gồm có: 11 chuyên viên giúp việc).

- Quyết định số 33/QĐ-BCĐ, ngày 17/3/2022 về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quy chế gồm có 04 Chương; 14 điều).

- Văn bản số 504/SNN-VP ngày 10/5/2023 về việc cung cấp thông tin phục vụ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Văn bản số 929/SNN-VP ngày 31/7/2023 về việc đăng ký danh sách nhân sự phục vụ triển khai bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số năm 2023 (Công văn số 977/STTTT-BCVTCNTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc đăng ký danh sách nhân sự phục vụ triển khai bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số năm 2023).

- Kế hoạch số 10/KH-SNN ngày 20/02/2024 về việc thực hiện các nhiệm vụ Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

- Quyết định số 66/QĐ-SNN ngày 25/7/2024 về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính và tình hình tổ chức, hoạt động tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2024.

- Thông báo số 86/TB-SNN ngày 25/7/2024 về việc Thông báo thời gian, địa điểm kiểm tra công tác cải cách hành chính; tình hình tổ chức, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Sở năm 2024.

- Kế hoạch số 26/KH-SNN ngày 28/5/2024 “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2024".

- Kế hoạch số 32/KH-SNN ngày 04/7/2024 của Sở Nông nghiệp & PTNT về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2024.

- Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp & PTNT đã xây dựng chuyên mục về "Chuyển đổi số" trên Cổng thông tin điện tử của Sở để công khai các văn bản chuyển đổi số quốc gia, của tỉnh và của Sở; phổ biến các kinh nghiệm chuyển đổi số, mô hình chuyển đổi số điển hình... Đồng thời chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức đẩy mạnh sử dụng Cổng Thông tin điện tử của Sở; Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử; hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; thư điện tử công vụ; các cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành khác trong thực hiện nhiệm vụ.

- Tồn tại được chỉ ra tại "Báo cáo chuyển đổi số năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh" đó là:

a) Tình hình sử dụng cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử: đạt 95,49 điểm/ đứng thứ 5 toàn tỉnh.

- Cập nhật đầy đủ file kết quả lên phần mềm
- Đã tích hợp chữ ký số vào phần mềm
- Đã sử dụng chữ ký số trực tiếp trên phần mềm.

- Đã tích hợp tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến, đã thực hiện thanh toán.

b) Kết quả cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cập nhật, cung cấp thông tin đảm bảo theo quy định.

2. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến

Ngay sau khi Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quán triệt, tuyên tryền, phổ biến nội dung của Nghị quyết tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan thông qua nhiều hình thức phù hợp như: Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở; ban hành văn bản hướng dẫn các phòng, đơn vị triển khai thực hiện; thông qua các Hội nghị sơ kết, tổng kết ngành. Từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của chuyển đổi số, từng bước xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Nhiệm vụ trọng tâm và phân công nhiệm vụ năm 2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Triển khai nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn
gốc, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến
người tiêu dùng; phân tích, sử dụng dữ liệu để hỗ trợ người dân, hợp tác xã nông
nghiệp, doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ sản xuất
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, đưa ra các cảnh báo về tình hình sâu bệnh,
quản lý, giám sát gia súc, gia cầm, vật nuôi nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và rủi ro thị trường gây ra.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở đã ban hành các kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra cụ thể như:

- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử, được ký số và gửi, nhận thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh.

- 90% hồ sơ công việc được xử lý, giải quyết, lập, giao nộp hồ sơ, lưu trữ trên môi trường mạng (trừ tài liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

- 100% báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ (@hanam.gov.vn) trong giải quyết nhiệm vụ.

- Tỷ lệ sử dụng chữ ký số của cơ quan và của cá nhân các lãnh đạo trong ứng dụng CNTT là: 100%.

- 100% các giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử; 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến; tích hợp 100% các dịch vụ công trực tuyến toàn trình của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng về bảo đảm an toàn thông tin.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp

2.1. Hạ tầng kỹ thuật và nền tảng số

Với nguồn kinh phí mua sắm thường xuyên hằng năm của đơn vị, đến nay 100% công chức được trang bị máy tính trong công việc. 100% các máy tính được kết nối mạng LAN (trừ máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật), mạng Internet được kết nối qua thiết bị tường lửa để đảm bảo an toàn thông tin mạng. Hệ thống mạng LAN thường xuyên được kiểm tra, thay thế, nâng cấp đảm bảo mạng thông suốt. Lắp đặt 05 thiết bị phát sóng Wifi, đảm bảo chất lượng sóng kết nối được trong khuôn viên Sở Nông nghiệp & PTNT. 

Đăng tải đầy đủ các văn bản về chuyển đổi số của tỉnh, của sở trên Chuyên mục chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử của sở. Đã cấp 03 chứng thư số cho công chức làm việc tại bộ phận một cửa của tỉnh; 07 chứng thư số cho Văn thư Sở và Văn thư các đơn vị trực thuộc Sở; 07 chứng thư số cho Kế toán Sở và Kế toán các đơn vị trực thuộc Sở; 04 chứng thư số Lãnh đạo Sở; cấp 22 chứng thư số cá nhân cho Thủ trưởng, phó các phòng, đơn vị trực thuộc Sở (tổng số 43 bộ chứng thư số).

2.2. Nhân lực số

Thực hiện Kế hoạch số 86/KH-TCT ngày 14/10/2022 của Tổ Công tác Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) về kế hoạch triển khai các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 337/KH-UBND ngày 23/02/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 trên địa bàn tỉnh năm 2023, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch nâng cao về nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng cho công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT cử 164 công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số theo kế hoạch triển khai Đề án 06 do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức (Công văn số 123/SNN-VP, ngày 15/02/2023 về việc đăng ký công chức, viên chức tham gia đào tạo về chuyển đổi số theo kế hoạch triển khai Đề án 06/CP; Công văn số 929/SNN-VP ngày 21/7/2023 về việc đăng ký danh sách nhân sự phục vụ triển khai bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số năm 2023; Công văn số 939/SNN-VP ngày 01/8/2023 về việc phối hợp thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức an toàn trên không gian số, gửi Sở Thông tin và Truyền thông).

2.3. Phát triển dữ liệu

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Công văn số 1323/STTT-BCVTCNTT ngày 11/10/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc đăng ký nhiệm vụ, dự án thực hiện chuyển đổi số, Đề án 06 năm 2024, ngày 14/10/2023 Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành Công văn số 1338/SNN-VP về đăng ký 01 nhiệm vụ[1] thực hiện chuyển đổi số, Đề án 06 để triểm khai thực hiện năm 2024.

2.4. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

Sở Nông nghiệp & PTNT bố trí máy tính dành riêng cho soạn thảo văn bản bảo mật (không kết nối mạng LAN, Internet) đặt tại các phòng, các Chi cục để soạn thảo các văn bản mật của đơn vị. Đã xây dựng và đề nghị phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin đối với Hệ thống mạng LAN thuộc phạm vi quản lý của cơ quan tại Công văn số 1426/SNN-VP ngày 31/10/2023 phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho hệ thống thông tin mạng LAN của Sở. Trang bị phần mềm diệt virut có bản quyền Kapersky, BKav để cài đặt trên các máy tính trạm để ngăn ngừa virut đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các Văn bản các cảnh báo về an ninh mạng của Sở Thông tin và Truyền thông tới các công chức, viên chức trong toàn Sở. Qua đó, các phòng, đơn vị đã triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung đến các công chức, viên chức trong cơ quan để áp dụng kịp thời. Không để xảy ra các nguy cơ để máy tính bị tấn công và mất dữ liệu.

Sở Nông nghiệp & PTNT cử công chức công nghệ thông tin tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về an toàn, an ninh thông tin do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.

2.5. Chính quyền số

2.5.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của ngành

Phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành đã được triển khai đồng bộ thực hiện tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT. Hiện nay phần mềm đang sử dụng và hoạt động tốt, đáp ứng được các công việc chuyên môn đề ra. Tính đến ngày 31/10/2023 Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành được 2.340 văn bản đi, tiếp nhận 7.129 văn bản đến. Lịch công tác của cơ quan, đơn vị được cập nhập thường xuyên trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành và trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp & PTNT.

Các văn bản đi của Sở Nông nghiệp & PTNT được ký số 100% (chữ ký số Lãnh đạo Sở, ký số của cơ quan) được gửi nhận qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (trừ các văn bản mật). 100% công chức, viên chức được cung cấp hòm thư điện tử công vụ và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ trong việc gửi, nhận văn bản và trong trao đổi công việc chuyên môn. 100% văn bản đến được quét đính kèm vào sổ văn bản đến và được phân xử lý trên phần mềm quản lý văn bản.

Số lượng công chức, viên chức đến ngày 12/9/2024 của Sở Nông nghiệp & PTNT là: 173 người. Tổng số công chức, viên chức thuộc đối tượng được cấp chữ ký số của cơ quan là 43 người (Bao gồm các đối tượng thực hiện ký số: Lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc, văn thư, kế toán, công chức một cửa). Đến nay Sở Nông nghiệp & PTNT đã cấp được 43/43 chữ ký số đang hoạt động.

Các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của cơ quan đều được sử dụng tối đa, hiệu quả góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc, chính xác trong tính toán, thuận tiện trong tra cứu, lưu trữ (phần mềm kế toán, phần mềm đồ họa, thiết kế, thời tiết nông vụ…). Hàng năm Sở đã xây dựng, ban hành kế hoạch phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn an ninh mạng, kế hoạch chuyển đổi, báo cáo kết quả thực hiện, từ đó làm cơ sở cho việc nhận biết thúc đẩy các hoạt động thực hiện chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số của cơ quan. 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện số hóa và thực hiện giải quyết theo quy trình khép kín trên phần mềm một cửa điện tử của tỉnh (tiếp nhận, xử lý, ký số, ban hành và trả kết quả trên phần mềm).

2.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

Các thông tin giới thiệu về Sở Nông nghiệp & PTNT được cập nhập đầy đủ trên cổng của Sở Nông nghiệp & PTNT gồm: Sơ đồ cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng phòng, đơn vị; tóm lược quá trình hình thành và phát triển của cơ quan. Từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023 Sở đã đăng 180 tin, bài trên Cổng thông tin điện tử. Thông tin về lãnh đạo của cơ quan: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; chức vụ; điện thoại; địa chỉ thư điện tử chính thức, nhiệm vụ đảm nhiệm. Thông tin giao dịch chính thức của cơ quan bao gồm: địa chỉ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử chính thức để giao dịch và tiếp nhận các thông tin. Thông tin chỉ đạo điều hành ý kiến chỉ đạo điều hành của Thủ trưởng cơ quan đã được thống nhất và chính thức ban hành bằng văn bản, Thông tin khen thưởng, xử phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan.

Lịch làm việc của lãnh đạo cơ quan được cập nhập thường xuyên, đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của Sở.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật và chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan.  Cập nhật thông tin chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Danh sách các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành: Hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu, ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu tệp văn bản cho phép tải về. Trả lời đầy đủ, kịp thời các câu hỏi trên Chuyên mục Hỏi - Đáp. Đăng ký đường dây tiếp nhận kịp thời các kiến nghị, phản ánh của tổ chức và cá nhân về lĩnh vực thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.

Đăng thông tin đầy đủ 92 dịch vụ công trực tuyến của Sở Nông nghiệp & PTNT (thực hiện mức độ toàn trình: là 92/92 DVC) trên cổng thông tin điện tử. 100% số lượng hồ sơ tiếp nhận được xử lý theo quy trình khép kín (tiếp nhận, xử lý, ký số, trả kết quả) trên phần mềm motcua.hanam.gov.vn. 

2.6. Tình hình triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử theo Kế hoạch số 2636/KH-UBND ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh (đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND cấp huyện)

- Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Hà Nam đưa 35 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử  http://postmart.vn (có giao diện trên 63 tỉnh, thành), 100% chủ thể đều có thể sử dụng tài khoản thanh toán điện tử.

+ Năm 2019 Danh sách sản phẩm OCOP được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử  http://postmart.vn gồm có 13 sản phẩm.

+ Năm 2020 Danh sách sản phẩm OCOP được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử  http://postmart.vn gồm có 22 sản phẩm.

+ Năm 2022, Đơn vị đã thực hiện được các nội dung phục vụ công tác chuyển đổi số như sau:

- Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số: Phối hợp với Công ty SoriMachi Việt Nam tiến hành 03 đợt tập huấn hướng dẫn trực tuyến cho 39 HTX nông nghiệp, cá nhân tham gia tập huấn trực tuyến; 39 lượt người tham gia tập huấn trực tuyến; có 03 cán bộ quản lý và 03 HTX được cấp Giấy chứng nhận tham gia lớp tập huấn chuyển đổi số.

- Hướng dẫn đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT: đã có 39 HTXNN, 05 cá nhân đăng ký tài khoản nhật ký sản xuất Facefarm để đưa sản phẩm lên sàn TMĐT https://facefarm.vn/ của Công ty SoriMachi Việt Nam đồng thời liên thông được đưa lên sàn https://htx.cooplink.com.vn/product của Tổ công tác 970 thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT; 05 HTX, cá nhân đưa sản phẩm lên sàn TMĐT CONGHTXOCOP, Facefarm gồm có: HTX CNC Đồng Du (Nho Hạ đen, Nho Mẫu đơn…) ; HTX DVNN An Ninh (Gạo, Bí đỏ, Bưởi, Chuối ngự, Rau đậu…); HTXDVNN Đồng Du (Bưởi đào, Bưởi diễn); HTX DVNN Hạ Vỹ (Rau đậu các loại); Cơ sở SX rau Nguyễn Thị Lan (Bồng khoai sạch). Các đường Link giới thiệu các sản phẩm, hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử OCOP: gạo Bắc thơm An Ninh https://sanocop.vn/vi/san-ocop/product/273/gao-bac-thom-an-ninh; Chuối Ngự An ninh https://sanocop.vn/vi/san-ocop/product/254/chuoi-ngu; Bưởi đào Đồng Du https://sanocop.vn/vi/san-ocop/product/270/buoi-dao-dong-du; Nho hạ đen https://sanocop.vn/vi/san-ocop/product/272/nho-ha-den; Trung tâm đào tạo và Tư vấn Kinh tế Hợp tác CCD https://htx.cooplink.com.vn/product/sp-bong-khoai-sach-p378;

- Đến thời điểm 12/9/2024 đã có 55 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh với tổng số 268 sản phẩm nông sản an toàn được đưa lên hệ thống truy xuất điện tử (http://hna.check.net.vn).

2.7. Tình hình thực hiện số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực theo Kế hoạch số 346/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh

Để thực hiện tốt nhiệm vụ số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực theo Kế hoạch số 346/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các Công văn chỉ đạo điều hành. Ban hành Kế hoạch số 38/KH-SNN ngày 13/9/2023 về việc Tổ chức phong trào thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023 - 2025" Sở Nông nghiệp & PTNT. Ban hành Kế hoạch số 40/KH-SNN ngày 20/10/2023 về việc Nâng cao chỉ số Chuyển đổi số Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2023 và các năm tiếp theo.

2.8. Một số nội dung khác

2.8.1. Việc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số theo Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

- Sở Nông nghiệp & PTNT đã xây dựng Kế hoạch số 30/KH-SNN ngày 14/10/2022 về việc Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 36/KH-SNN ngày 21/11/2022 Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 của Sở Nông nghiệp & PTNT.

- Kế hoạch số 46/KH-SNN ngày 14/12/2023 Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 Sở Nông nghiệp & PTNT.

2.8.2. Tỷ lệ hồ sơ được thanh toán trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính

Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành các văn bản: Kế hoạch số 27/KH-SNN ngày 26/7/2022 về việc Nâng cao chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Sở năm 2022 và những năm tiếp theo; Công văn số 750/SNN-VP, ngày 19/7/2022 về việc đôn đốc nâng cao tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ Bưu chính công ích; Công văn số 857/SNN-VP, ngày 09/8/2022 đề nghị phối hợp thực hiện tích hợp tài khoản thanh toán trực tuyến và ký số điện tử trên phần mềm một cửa; Công văn số 1204/SNN-VP, ngày 14/10/2022 đẩy mạnh thanh toán trực tuyến và số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng báo cáo số 399/BC-SNN ngày 31/8/2023 đánh giá tình hình kết quả triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, Quyết định số 468/QĐ-TTg tại Sở.

Số hồ sơ thanh toán trực tiếp qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia từ ngày 01/01/2024 đến 12/9/2024: 240 hồ sơ, chiếm 100% số hồ sơ cần thu phí (Theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu năm 2023 là 30%).

2.8.3. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Đến ngày 12/9/2024, Sở Nông nghiệp & PTNT đang quản lý 92 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh, trong đó 92/92 TTHC đã được cấp mã số trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Các thủ tục hành chính cung cấp ở mức độ toàn trình là 92 TTHC; có 92/92 TTHC đã được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt 100% (Theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu năm 2023 là 40%).

2.8.4. Tiếp tục triển khai thực hiện Văn bản số 104/UBND-VXNV ngày 16/01/2023 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đề án 06 trong năm 2024, kết quả:

- Tiếp tục tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức, người thân, gia đình đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập cổng Dịch vụ công Quốc gia, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp.

- Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị việc số hóa dữ liệu tại bộ phận một của Sở Nông nghiệp & PTNT (thuộc Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh).

2.8.5. Triển khai thực hiện Văn bản số 139/STTTT-BCVTCNTT, ngày 10/02/2023 về việc "đăng ký cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo về chuyển đổi số theo kế hoạch triển khai Đề án 06/CP".

- Sở Nông nghiệp & PTNT đã đăng ký 3 chuyển đổi số vứi 174/174 cán bộ công chức tham gia đào tạo về chuyển đổi số theo kế hoạch triển khai Đề án 06/CP.

- Cán bộ Sở Nông nghiệp & PTNT tham dự Tập huấn theo hình thức trực tuyến, được tổ chức từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Tham dự khóa học, học viên được cấp tài khoản trên hệ thống học trực tuyến, nắm bắt được các chuyên đề do giảng viên truyền đạt. Kết thúc khóa học, học viên hoàn thành bài kiểm tra và đạt tiến độ học tập được lưu trữ trên hệ thống Blockchain của thế giới. Học viên cũng đã thực hiện khảo sát về các bài giảng trong khóa học: Tính phù hợp của nội dung học đối với nhu cầu học tập; mức độ dễ hiểu, dễ nắm bắt và tính vận dụng của bài giảng; mức độ hỗ trợ của cán bộ; các nội dung học hấp dẫn nhất trong chương trình.

2.8.6. Thực hiện Công văn số 03/STTTT-BCVTCNTT ngày 02/01/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc phối hợp triển khai Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) tỉnh Hà Nam; Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Văn bản số 20/SNN-VP ngày 05/01/2024 về việc đăng ký công chức, viên chức phối hợp triển khai Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) tỉnh Hà Nam.

2.8.7. Thực hiện Công văn số 59/STTTT-BCVTCNTT ngày 12/01/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc tuyên truyền Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số; Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Văn bản số 73/SNN-VP ngày 17/01/2024 về việc tuyên truyền Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số.

2.8.8. Thực hiện Công văn số 58/STTTT-BCVTCNTT ngày 12/01/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Hệ thống đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh; Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Văn bản số 58/SNN-VP ngày 15/01/2024 về việc đăng ký danh sách cán bộ tham gia đào tạo tập huấn sử dụng Hệ thống đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh.

2.9. Tình hình triển khai Kế hoạch số 843/KH-BCĐ ngày 01/5/2023 của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam về hoạt động của Ban Chỉ đạo năm 2023 tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.9.1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Đã lồng ghép triển khai, cung cấp thông tin về nền tảng dữ liệu số về cơ sở dữu liệu chăn nuôi (csdlchannuoi.mard.gov.vn), cơ sở dữ liệu thủy sản (csdl.tongcucthuysan.gov.vn), dữ liệu về tình hình dịch bệnh (vahis.vn) tạo nền tảng phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng; phân tích, sử dụng dữ liệu để hỗ trợ người dân, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp tiếp cận và thông tin về thị trường trong nước.

- Trong năm 2023 và 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức, tuyên truyền cho hơn 400 lượt công chức, viên chức; người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp về triển khai nền tảng dữ liệu số, khai thác cơ sở dữ liệu đối với lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản.

2.9.2. Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

- Sở Nông nghiệp & PTNT làm cầu nối để gắn kết các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy hình thành và phát triển các chuỗi rau quả, thịt, thuỷ sản chế biến đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 7237/CTPH-BNNPTNT-UBND ngày 23/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025. Đến nay đã hình thành chuỗi nông sản thực phẩm an toàn, riêng chuỗi cung ứng giữa Hà Nam với thành phố Hà Nội là 30, tăng 7 chuỗi so với năm 2020.

- Tích cực hỗ trợ cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia trưng bày, quảng bá, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến với người mua, người tiêu dùng tại các Hội chợ trong nước và Hội chợ mang tầm quốc tế. Sản phẩm trưng bày tiêu biểu đặc sản Cá kho làng Vũ đại, chuối ngự Đại Hoàng, các sản phẩm chủ lực rau quả tươi, rau quả chế biến, bánh đa, sữa, bưởi,…và các sản phẩm OCOP của tỉnh.

- Phối hợp với đơn vị có liên quan thuộc các tỉnh, thành phố tổ chức đoàn tham quan xúc tiến thương mại, ký kết chương trình phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại nông lâm thuỷ sản với Hà Nội, các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng, tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thành phố Cần Thơ,…Thông qua đó cán bộ làm chuyên môn, doanh nghiệp, hợp tác xã nắm được thông tin kiến thức, nhu cầu thị trường các tỉnh để phối hợp kết nối, cung ứng, xây dựng và quản lý các chuỗi liên tỉnh.

- Hỗ trợ đưa 250 sản phẩm nông sản của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử như Shoppee, Voso, Postmart...và hiện nay, Chi cục đã hỗ trợ 71 cơ sở sản xuất nông sản đưa 206 sản phẩm lên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm tỉnh Hà Nam https://hna.check.net.vn/.

2.9.3. Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm

Chi cục đã phối hợp cùng Viễn thông VNPT hoàn thiện bản thử nghiệm phần mềm nông nghiệp thông minh AIMS, cụ thể:

- Góp ý, sửa đổi, bổ sung nội dung hạng mục quản lý trên phần mềm cho phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh.

- Hỗ trợ thử nghiệm việc quản lý danh sách các cơ sở kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Phủ Lý.

2.9.4. Chi cục Phát triển nông thôn

- Về kinh tế số hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số đã phối hợp với Công ty SoriMachi Việt Nam tiến hành 03 đợt tập huấn hướng dẫn trực tuyến cho 39 HTX nông nghiệp, cá nhân tham gia tập huấn trực tuyến. 39 lượt người tham gia tập huấn trực tuyến. Có 03 cán bộ quản lý và 03 HTX được cấp Giấy chứng nhận tham gia lớp tập huấn chuyển đổi số. Hướng dẫn đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT: đã có 39 HTXNN, 05 cá nhân đăng ký tài khoản nhật ký sản xuất Facefarm để đưa sản phẩm lên sàn TMĐT https://facefarm.vn/ của Công ty Sori Machi Việt Nam đồng thời liên thông được đưa lên sàn https://htx.cooplink.com.vn/product của Tổ công tác 970 thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. 05 HTX, cá nhân đưa sản phẩm lên sàn TMĐT CONGHTXOCOP, Facefarm.

- 66,67% số đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng Kế hoạch Thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn;

- Nông thôn mới: 83/83 xã đạt 100% số xã được quan tâm và phát triển chính quyền số;

- Kết thúc năm 2023, tỉnh Hà Nam có 22 xã NTM nâng cao và 19 xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 đã được công nhận trước năm 2023. So với mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam có ít nhất 35 xã đạt NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra;

Năm 2024 Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Viễn thông Hà Nam xây dựng đề án “Hệ thống thông tin chuyên ngành nông nghiệp" trong 5 năm bắt đầu từ năm 2024, với hình thức là thuê dịch vụ CNTT.

​IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

- Sở đã xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống văn bản thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Ứng dụng hiệu quả các phần mềm được trang bị nhằm giảm thời gian xử lý, tiết kiệm và minh bạch, thúc đẩy công tác CCHC của tỉnh nói chung và cơ quan nói riêng.

- Cổng thông tin điện tử của Sở đã thực hiện tốt việc cập nhật thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Sở và cung cấp thông tin hữu ích cho tổ chức và cá nhân khi có nhu cầu tra cứu. Các câu hỏi của tổ chức, cá nhân trên cổng thông tin điện tử của Sở được trả lời kịp thời, phục vụ tốt việc giải đáp thắc mắc của người dân và doanh nghiệp.

- Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các TTHC; các hồ sơ TTHC được thực hiện theo quy trình khép kín (tiếp nhận, dự thảo, ký ban hành, trả kết quả) trên phần mềm một cửa của tỉnh.

2. Tồn tại

- Tỷ lệ TTHC phát sinh hồ sơ còn chưa đạt yêu cầu.

- Sở đã thực hiện rà soát, phân loại, kiểm đếm số lượng văn bản cần được số hóa và xây dựng kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại kết quả giải quyết TTHC giai đoạn 2016 - 2018 chưa được thực hiện số hóa.

3. Nguyên nhân

- Bộ TTHC của Sở được chuẩn hóa theo bộ thủ tục hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuy nhiên nhiều TTHC không có nhu cầu của cá nhân, tổ chức nên không phát sinh hồ sơ.

- Chưa có kho quản lý dữ liệu điện tử.

- Kinh phí thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính chưa có. 

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2025 

I. PHƯƠNG HƯỜNG, NHIỆM VỤ

1. Chuyển đổi nhận thức số

Tiếp tục tuyên truyền tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan về mục đích, ý nghĩa, tinh thần cũng như chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực. Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

2. Hạ tầng số

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT cho các phòng, đơn vị thuộc Sở để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ Mạng truyền số liệu chuyên dùng, đánh giá và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đường truyền nhằm đảm bảo duy trì, kết nối thông suốt, đáp ứng nhu cầu khai thác của cơ quan.

3. Dữ liệu số

- Tổ chức triển khai số hoá CSDL ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo từng lĩnh vực, từng giai đoạn đảm bảo thiết thực, hiệu quả, theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và lưu trữ điện tử.

- Chuẩn hoá hồ sơ lưu trữ điện tử trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành,“Một cửa điện tử" và Dịch vụ công trực tuyến, các hệ thống thông tin phục vụ phát triển Chính quyền điện tử.

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ tại Công văn số 252/SNV-VP ngày 30/3/2021 về việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình và trình một phần trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định tại Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

4. Nền tảng số

Tiếp tục tham gia triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh- LGSP; tích hợp phần mềm một cửa điện tử với phần mềm quản lý văn bản và điều hành nhằm tạo thuận lợi cho công chức, viên chức trong quá trình trao đổi, chia sẻ, sử dụng thông tin, dữ liệu.

5. Nhân lực số

- Đẩy mạnh việc tự học tập, chủ động nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi công vụ.

- Cử công chức, viên chức tham dự đầy đủ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về Công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, Chính quyền số, Chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng; về khai thác và sử dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng, giải quyết dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần. Cử cán bộ chuyên trách về CNTT tham gia tập huấn về CNTT do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.

6. An toàn thông tin mạng

- Triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (sau khi được UBND tỉnh phê duyệt).Thường xuyên rà soát, cập nhật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

 - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, tránh nguy cơ mất an toàn thông tin nội bộ cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Cử công chức chuyên trách về công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin do tỉnh tổ chức.

7. Chính quyền số

- Đảm bảo 100% văn bản điện tử gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được ký số thay thế văn bản giấy (trừ những văn bản mật);

- Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống điện tử lãnh đạo, quản lý, điều hành, giám sát công việc; ứng dụng Chữ ký số trong các giao dịch điện tử, Hệ thống thông tin báo cáo.

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

- Đẩy mạnh hoạt động Cổng Thông tin điện tử đảm bảo theo yêu cầu tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ: Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số (có thể thông qua nhiều hình thức như đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Sở, qua các Hội nghị giao ban… để phổ biến kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số).

- Rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy pháp luật chuyên ngành trong toàn bộ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển công nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

- Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi thông tin, triển khai nhiệm vụ giữa các phòng, đơn vị thuộc Sở với các cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố một cách hiệu quả đảm bảo phù hợp với định hướng chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, xây dựng văn hóa môi trường làm việc số, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, từ đó ban hành các chiến lược phát triển cụ thể cho từng lĩnh vực để phù hợp với định hướng chuyển đổi số triển khai tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung xây dựng các quy chế, quy định nội bộ, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Sở về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các phần mềm chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phần mềm dùng chung của tỉnh phục vụ phát triển chuyển đổi số.

- Duy trì hoạt động ổn định hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành; hệ thống Dịch vụ công của quốc gia, của tỉnh; Cổng thông tin điện tử của Sở.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho công chức, viên chức; cử công chức chuyên trách CNTT tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cáo về chuyên môn, nghiệp vụ về quản trị phần mềm, an toàn, bảo mật thông tin.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để công tác số hóa kết quả giải quyết TTHC được thực hiện theo đúng lộ trình của Kế hoạch số 346/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Dự án xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử và các chức năng liên quan đến công tác số hóa, cập nhật, lưu trữ, khai thác sử dụng dữ liệu kết quả giải quyết TTHC, tích hợp trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh theo quy định; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí số hóa kết quả giải quyết TTHC cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo.

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trân trọng báo cáo./.

[1] Xây dựng hệ thống Hệ thống thông tin chuyên ngành nông nghiệp

Văn phòng Sở