Sở Nông nghiệp và PTNT nhận được Văn bản số 105/STN&MT-MT ngày 09/01/2025 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2024, cụ thể như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Thực hiện Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2937/KH-UBND ngày 01/11/2022 của UBND tỉnh về Thực hiện tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025 và giao các Sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường được lồng ghép tuyên bằng nhiều hình thức như: thông qua các hội nghị, đăng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, trang Web, đài truyền thanh xã, băng rôn, khẩu hiệu,… và bằng các nội dung phong phú như: tuyên truyền các quy định, pháp luật về bảo vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường (phân loại rác thải tại nguồn, giảm sử dụng túi ni lông khó phân huỷ, tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 05/6, Ngày Đất ngập nước Thế giới 02/02, Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học 22/5). Từ đó đã từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, người dần về công tác bảo vệ môi trường, tạo sự đồng tình hưởng ứng của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, tuân thủ và chủ động thực hiện các biện pháp xử lý chất thải phù hợp để giảm ô nhiễm môi trường, các quy định về an toàn thực phẩm, tích cực bảo vệ cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Nguồn kinh phí để thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới được lồng ghép phân bổ từ nguồn ngân sách tỉnh cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để các Sở, ngành chuyên môn thực hiện các nội dung được giao phụ trách, cùng với nguồn vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư...); lồng ghép các chương trình, dự án và vốn huy động hợp pháp khác.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
1. Thông tin tổng hợp chung: số xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 12/2024
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 83 xã
- Số xã đạt chuẩn NTM nâng cao: 43 xã
- Số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu: 21 xã.
2. Đánh giá kết quả thực hiện
- Tiêu chí số 17.2, 17.3, 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.11 và 17.12 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.
- Tiêu chí số 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.12, 18.7 và 18.8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.
3. Việc ban hành và triển khai thực hiện tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất (tập trung vào cảnh quan môi trường) mang giá trị đặc trưng của địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 (kèm theo bản sao Quyết định ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nếu có)
- Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 17/2023/QĐ-UBND ngày 15/3/2023 ban hành Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025), gồm 04 quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu, 07 lĩnh vực nổi trội trong đó có lĩnh vực nổi trội về Môi trường.
- Kết quả giai đoạn 2021-2024 tỉnh Hà Nam không có xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về lĩnh vực Môi trường.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
1. Thông tin tổng hợp chung: số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao trên địa bàn tính đến hết tháng 12/2024
- Tổng số đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh: 06 đơn vị (04 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố).
- Số huyện đạt chuẩn NTM: 04 huyện
- Số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao: 0 huyện.
2. Đánh giá kết quả thực hiện
- Tiêu chí số 7.1, 7.2, 7.4, 7.5, 7.7, 7.8, 8.3 và 8.4 trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM (Chi tiết theo Phụ lục V gửi kèm).
- Tiêu chí số 7.1, 7.2, 7.4, 7.5, 7.7, 7.8, 8.4 và 8.5 trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của toàn xã hội, diện mạo nông thôn thay đổi toàn diện, đặc biệt công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu dân cư và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp.
Kết quả triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào, mô hình đã phát động, xây dựng cụ thể: phong trào trồng hoa, cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm; xây dựng mô hình đời sống văn hóa khu dân cư, góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; mô hình “Dân vận khéo" trong thực hiện tiêu chí môi trường được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng; phong trào Ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, hướng dẫn nhân dân thực hiện tiêu chí môi trường ….; mô hình phận loại rác thải tại nguồn, cách xử lý rác hữu cơ, phế phụ phẩm nông nhiệp tại hộ ra đình và giải pháp thu gom, xử lý rác thải nguy hại là bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định; mô hình “Chủ nhật xanh", dọn dẹp, phát quang bụi rậm, trồng cây xanh, trồng hoa; mô hình xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh tái phục vụ sản xuất nông nghiệp… Từ đó đã tạo chuyển biến rõ nét về môi trường tại nông thôn Hà Nam, đến nay tỉnh Hà Nam cơ bản các xã đã đảm bảo tiêu chí môi trường theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
2. Tồn tại, hạn chế
- Nguồn lực để thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới khá lớn (chi phí để xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung là lớn) trong khi đó, tỉnh Hà Nam có nguồn thu ngân sách hạn chế, nên gặp rất nhiều khó khăn nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện.
- Ý thức, trách nhiệm của một số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người dân trên địa bàn về công tác bảo vệ môi trường chưa cao.
V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2025
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, đảm bảo sự lãnh đạo thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn sau năm 2025.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát động các phong trào bảo vệ môi trường như sử dụng và bảo vệ các công trình nước sạch tập trung, bảo vệ nguồn nước; phân loại chất thải rắn tại nguồn, giảm thiểu và tái sử dụng chất thải rắn; thu gom, xử lý vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư; trồng và chăm sóc hoa, cây xanh trên các tuyến đường và nơi công cộng….từ đó xác định các mô hình có hiệu quả để nhân rộng.
- Tiếp tục ban hành các văn bản, cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường nông thôn như: Xử lý chất thải ứng dụng công nghệ mới, tái sử dụng chất thải, phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Sở Nông nghiệp & PTNT trân trọng báo cáo./.