Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi

Thông tin phát triển ngành  
Các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do vi rút African swine fever gây ra, năm 1921 DTLCP lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya (Châu Phi) sau đó lây lan nhanh sang nhiều nước trên thế và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Tại Hà Nam, bệnh DTLCP xảy ra vào cuối tháng 2 năm 2019 tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng và lây lan ra địa bàn toàn tỉnh kéo dài cho đến nay.

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể phòng bệnh bằng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tiêm vắc xin để phòng bệnh. Hiện nay đã có 02 Công ty sản xuất, thử nghiệm thành công vắc xin DTLCP (vắc xin NAVET-ASFVAC do công ty Navetco sản xuất và vắc xin AVAC ASF LIVE do công ty Avac sản xuất) được Cục Thú y - Bộ nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận lưu hành (tại Văn bản số 4870/BNN-TY ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Bộ nông nghiệp và PTNT).

A1.jpg

A2.jpg

Ngày 14 tháng 7 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg và ngày 22 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Văn bản số 1394/UBND- NNTNMT về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Để phòng, chống bệnh DTLCP và sử dụng vắc xin DTLCP an toàn, hiệu quả, các hộ chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp như:

1. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đồng thời thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

2.  Người chăn nuôi có thể sử dụng vắc xin DTLCP để tiêm phòng cho đàn lợn. Vắc xin chỉ tiêm cho lợn khoẻ mạnh, nên tiêm trước một số lợn trong đàn, theo dõi sau 10-15 ngày nếu đàn lợn phát triển bình thường thì tiếp tục tiêm cho toàn đàn trong diện cần tiêm. Trước khi tiêm vắc xin cần nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn bằng điện giải, gluco, vitamin C…Thực hiện tiêm vắc xin đúng đối tượng, độ tuổi lợn theo hướng dẫn của nhà sản xuất (có hướng dẫn sử dụng kèm theo).

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sức khoẻ đàn lợn trước, trong và sau khi tiêm phòng. Trong quá trình triển khai tiêm phòng có thể một số đàn lợn đã nhiễm vi rút DTLCP thực địa và các mầm bệnh khác, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nên khi đàn lợn được tiêm vắc xin DTLCP, rất có thể có phản ứng, phát bệnh, bị chết và buộc phải xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn bệnh theo quy định.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y