PHẦN I
TÓM TẮT DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc, áp dụng cơ giới hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm".
2. Cấp quản lý: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
3. Cơ quan chủ trì dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam
4. Đơn vị thực hiện dự án: Trung tâm Khuyến nông Hà Nam
5. Đơn vị phối hợp thực hiện:
- Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lý Nhân;
- Phòng Kinh tế Thị xã Duy Tiên
- HTX, doanh nghiệp triển khai dự án
6. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2024
7. Tổng kinh phí: 921.371.000 đồng.
Trong đó:
Kinh phí SNKKHNLN: 378.000.000 đồng.
Kinh phí đối ứng: 1.057.200.000 đồng.
PHẦN II
SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ THIẾT LẬP, MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
Cây ngô (Zea mays. L) là cây trồng đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế toàn cầu, là nguyên liệu chủ yếu của ngành chăn nuôi (chiếm 70% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi) (USDA, 10/2022). Theo quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, phấn đấu đạt 3 triệu con trâu, 12 triệu con bò và 500 ngàn con bò sữa (Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Để thực hiện được mục tiêu trên, cần khoảng 140-150 nghìn ha trồng các loài cây thu sinh khối làm thức ăn xanh.
Trong số các cây trồng, ngô là một trong những thức ăn xanh dinh dưỡng cao, là nguồn thức ăn xanh sạch, dễ tiêu hóa, không chứa chất kháng dinh dưỡng. Ngô sinh khối có phạm vi thích ứng rộng, nhanh thu hoạch, năng suất sinh khối cao (>40 tấn/ha), chứa hàm lượng đường hòa tan cao, phù hợp để bảo quản thức ăn ủ chua. Cơ cấu các đàn vật nuôi của tỉnh có sự thay đổi tích cực. Phương thức chăn nuôi được chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ sang chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi tập trung nhằm phát huy lợi thế về khả năng sản xuất của từng đối tượng vật nuôi. Điều này càng làm cho nhu cầu thức ăn xanh cho đàn gia súc tăng mạnh, đặc biệt là ngô sinh khối. Xuất phát từ lý do trên, Trung tâm Khuyến nông đề xuất Dự án "Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc, áp dụng cơ giới hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm".
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Nghị định số 83/2018/NĐ-CP, ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
2. Thông tư số 75/2019/TT-BTC, ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
3. Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND, ngày 14/7/2020 của HĐND tỉnh về ban hành quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
4. Nghị quyết số 33/2022/NQ-HĐND, ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về việc Sửa đổi một số nội dung Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND, ngày 14/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
5. Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND, ngày 16/8/2017 của UBND tỉnh Hà Nam quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị, chế độ tiếp khách đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
6. Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND, ngày 15/3/2023 của UBND tỉnh Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
7. Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND, ngày 15/3/2023 của UBND tỉnh của UBND tỉnh về nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
8. Quyết định số 1305/QĐ-UBND, ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh Hà Nam về việc Phê duyệt Chương trình, nhiệm vụ hoạt động sự nghiệp Khuyến nông tỉnh Hà Nam năm 2024; Quyết định số 206/QĐ-UBND, ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Chương trình, nhiệm vụ hoạt động sự nghiệp Khuyến nông tỉnh Hà Nam năm 2024;
9. Quyết định số 187/QĐ-SNN, ngày 28/12/2023 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam về việc giao dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
III. MỤC TIÊU
1. Xây dựng mô hình sản xuất tập trung, tăng tỷ lệ cơ giới hoá, áp dụng quy trình kỹ thuật đồng bộ về canh tác, thu hoạch, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng của sản phẩm ngô sinh khối trên cơ sở liên kết chuỗi sản xuất.
2. Gắn liên kết tiêu thụ sản xuất với vùng nguyên liệu, bình ổn giá cho nông dân, đặc biệt là chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro với người sản xuất ngô sinh khối.
PHẦN III
NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
I. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN
Stt | Địa điểm triển khai | Quy mô (ha) | Số hộ tham gia | Thời gian triển khai |
1 | Dự kiến huyện Lý Nhân, Thị xã Duy Tiên | 20 | 60 | Tháng 8-12/2024 |
Tổng cộng | | 20 | 60 | Năm 2024 |
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
TT | Nội dung thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | Xây dựng đề cương chi tiết của dự án | Tháng 01/2024 |
2 | Thực hiện dự án | Từ tháng 08 đến tháng 12/2024 |
3 | Tổng kết đánh giá mô hình dự án | Tháng 11/2024 |
4 | Báo cáo kết quả thực hiện dự án | Tháng 12/2024 |
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Lựa chọn điểm tham gia mô hình
Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT; UBND xã chọn địa điểm triển khai mô hình:
- Tiêu chí lựa chọn địa điểm để triển khai xây dựng mô hình là vùng được quy hoạch phát triển nông nghiệp và có truyền thống sản xuất ngô và các loại rau màu khác ... diện tích gọn vùng, gọn thửa, có khả năng nhân rộng để liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở, doanh nghiệp.
- Tiêu chí chọn hộ, hợp tác xã: là đơn vị tự nguyện tham gia xây dựng mô hình, có diện tích sản xuất đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để triển khai thực hiện mô hình; có khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; cam kết có đủ điều kiện về vốn, nguồn nhân lực... đảm bảo để đầu tư thực hiện mô hình. Từ kết quả thực tế chủ động duy trì, mở rộng quy mô sau khi kết thúc dự án và tuyên truyền cho các hộ nông dân khác tại địa phương cùng thực hiện.
2. Tập huấn kỹ thuật
Tổ chức 01 hội nghị tập huấn cho đối tượng là các hộ nông dân tham gia mô hình, đại diện cán bộ địa phương, khuyến nông viên cơ sở và một số hộ nông dân tiêu biểu.
3. Tổ chức hội nghị tham quan, tổng kết
Tổ chức 01 hội nghị tham quan hội thảo cho 80 đại biểu là nông dân trong và ngoài địa phương có nhu cầu tham quan học tập mô hình và hội nghị tổng kết với 80 đại biểu tham dự.
4. Quản lý, kiểm tra
Trong quá trình triển khai, Trung tâm Khuyến nông thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện của Dự án trên cơ sở đó có sự điều chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả của Dự án.
5. Tổ chức nghiệm thu
Nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí mô hình theo quy định sau khi kết thúc triển khai và đánh giá được kết quả.
6. Các chỉ tiêu theo dõi
- Ngày trồng, thời gian sinh trưởng;
- Lượng giống/sào;
- Mật độ và khoảng cách;
- Lượng phân bón/sào;
- Khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết;
- Đánh giá năng suất;
- Hiệu quả kinh tế.
VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp về kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật (Phụ lục 2): Giống ngô sử dụng trong mô hình là giống ngô NK7328 BtGT. Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ các điểm tìm kiếm đối tác để thực hiện cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, gieo hạt, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh,…
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Hình thức hỗ trợ sau đầu tư: HTX, hộ nông dân tham gia mô hình chủ động chuẩn bị các điều kiện về quỹ đất, nhân lực, giống và các vật tư... để thực hiện mô hình; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí mua vật tư thiết yếu như: giống, phân bón, thuốc BVTV...
- Định mức hỗ trợ: Theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
+ Hỗ trợ 50% kinh phí giống, thuốc BVTV và 45% kinh phí phân bón phục vụ sản xuất.
+ Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, triển khai thực hiện mô hình.
3. Giải pháp liên kết tiêu thụ sản phẩm
Trung tâm Khuyến nông kết nối với các doanh nghiệp, cở sở chăn nuôi bò có quy mô tập trung, để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm như: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Xuân Sơn Hà Nam; Công ty CP sữa và giống bò sữa Mộc Bắc; HTX Chăn nuôi bò sữa Mộc Bắc….
4. Giải pháp về thông tin tuyên truyền
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; trang web, tạp chí về tiến bộ kỹ thuật cũng như hiệu quả của dự án. Tổ chức hội nghị tham quan hội thảo để tạo sự lan tỏa của dự án.
5. Giải pháp về tổ chức thực hiện
a, Chọn địa điểm, chọn hộ tham gia dự án
Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT; Phòng Kinh tế, UBND xã chọn địa điểm triển khai mô hình, thống nhất về tổ chức, kế hoạch thực hiện, thuận lợi cho việc theo dõi, tổ chức hội nghị hội thảo và thăm quan đầu bờ. Cán bộ và nông dân tham gia mô hình phải nhiệt tình, tâm huyết và cam kết thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo điểm.
b, Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
Tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn các hộ chuẩn bị đất, giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc ngô sinh khối và phương pháp ủ chua cây ngô.
+ Số lớp: 02 lớp.
+ Thời gian: 01 ngày/lớp.
+ Số người tham dự: 80 người (40 người/lớp).
+ Nội dung tập huấn: Kỹ thuật trồng ngô sinh khối và phương pháp ủ chua cây ngô.
+ Giảng viên tham gia tập huấn: có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực trồng trọt.
+ Sau khi được tập huấn các học viên hiểu rõ quy trình kỹ thuật trồng ngô sinh khối từ khâu chuẩn bị đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc... phương pháp ủ chua cây ngô.
+ Phương pháp tập huấn: Sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm, phương pháp thuyết trình có hình ảnh minh họa, phương pháp thảo luận nhóm...
c, Phân công cán bộ chỉ đạo
Tại các điểm triển khai đều có cán bộ chỉ đạo tại điểm mô hình và phối hợp với cán bộ chỉ đạo chung nhằm đảm bảo thành công của dự án, dự kiến 02 cán bộ chỉ đạo/2 điểm mô hình. Thời gian chỉ đạo mô hình là 4 tháng.
Cán bộ kỹ thuật theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng giai đoạn, triển khai các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình, tổng hợp và viết báo cáo kết quả sau khi mô hình kết thúc.
d, Tổ chức thực hiện
- Trung tâm Khuyến nông
+ Phối hợp với các đơn vị chuyển giao tổ chức tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật cho HTX, nông dân tham gia thực hiện mô hình...;
+ Tư vấn, giới thiệu cho HTX, hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh;
+ Phân công cán bộ trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, chủ mô hình, nông dân trong suốt quá trình tổ chức, thực hiện dự án.
+ Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện, hỗ trợ kinh phí cho HTX, hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình.
+ Tổ chức hội nghị tham quan hội thảo, hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự án và rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình sau khi kết thúc dự án.
- Đơn vị phối hợp thực hiện:
+ Tổ chức thực hiện nội dung dự án được phê duyệt theo sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông.
+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, lựa chọn giống vật tư, thiết bị, lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
+ Thực hiện xây dựng mô hình theo đúng tiến độ; hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu dự án và báo cáo kết quả thực hiện dự án với UBND xã, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Trung tâm Khuyến nông để tổ chức nghiệm thu kết quả, hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình.
- Đơn vị thực hiện dự án: Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phân công cụ thể cán bộ phụ trách từng điểm để chỉ đạo, triển khai công việc: Từ việc chọn điểm, chọn hộ, xây dựng quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu theo dõi và báo cáo tiến độ thực hiện cũng như đánh giá kết quả mô hình cuối vụ.
V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN (Chi tiết Phụ lục 1)
Stt | Hạng mục | Kinh phí (đ) | Nguồn tài chính (đ) | |
| | | SNKNLN | Vốn đối ứng |
1 | Kinh phí xây dựng mô hình | 906.920.000 | 185.549.000 | 721.371.000 |
2 | Tuyên truyền nhân rộng MH | 11.500.000 | 11.500.000 | 0 |
4 | Chi phí quản lý | 2.951.000 | 2.951.000 | 0 |
Tổng | | 921.371.000 | 200.000.000 | 721.371.000 |
VI. DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
- Xây dựng thành công 20ha sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc, áp dụng cơ giới hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp người nông dân hạn chế được công lao động nặng nhọc, sẽ yên tâm sản xuất không còn lo lắng tình trạng được mùa mất giá.
- Các hộ tham gia mô hình triển khai đầy đủ các nội dung và đạt mục đích, yêu cầu của dự án, đáp ứng theo tiêu chuẩn đề ra, hình thành được chuỗi liên kết giá trị bền vững, hiệu quả.
- Chỉ tiêu đạt được: Nhờ áp dụng đúng quy trình sản xuất và được ký kết hợp đồng tiêu thụ nên sản phẩm nên hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với sản xuất ngô truyền thống.
VII. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1. Hiệu quả về kinh tế
(Đơn vị tính: đồng/ha)
TT | Diễn giải | Đvt | Trong mô hình | | | Ngoài mô hình (Ngô tẻ) | | | |
| | | Số lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) | Đơn giá (đ) | Số lượng | | Thành tiền (đ) |
I. Tổng chi | | | | | 29.461.000 | | | | 28.118.000 |
1 | Giống | kg | 25 | 220.000 | 5.500.000 | 18 | 145.000 | | 2.610.000 |
2 | Phân bón | | | | | | | | |
| Urê | kg | 390 | 12.000 | 4.680.000 | 345 | 12.000 | | 4.140.000 |
| Lân supe | kg | 625 | 5.000 | 3.125.000 | 500 | 5.000 | | 2.500.000 |
| Kali | kg | 163 | 12.000 | 1.956.000 | 139 | 12.000 | | 1.668.000 |
| Phân HC | kg | 1.200 | 2.000 | 2.400.000 | 1.000 | 2.000 | | 2.000.000 |
3 | BVTV | | | | 1.000.000 | | | | 1.500.000 |
4 | Công làm đất và gieo | | | | 4.200.000 | | | | 5.000.000 |
5 | Công phun | | | | 1.000.000 | | | | 1.700.000 |
6 | Công thu hoạch | | | | 5.600.000 | | | | 7.000.000 |
II. Năng suất dự kiến | | | 45.000 | 1.100 | | 5.600 | 7.000 | | |
III. Tổng thu (đ) | | | 49.500.000 | | | 39.200.000 | | | |
IV. Lãi (đ) | | | 20.039.000 | | | 11.082.000 | | | |
V. Lãi so với ngoài mô hình (đ/1ha) | | | | | 8.957.000 | | | | |
VI. Lãi so với ngoài mô hình (đ/20ha) | | | | | 179.140.000 | | | | |
| | | | | | | | | |
Sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc, áp dụng cơ giới hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi nhuận cao hơn so với trồng ngô tẻ của người nông dân là 8.957.000đ/ha. Như vậy, với 20ha mô hình đã mang lại lợi nhuận cho nông dân tham gia dự án so với trồng ngô tẻ ngoài mô hình là 179.140.000đ.
2. Hiệu quả về xã hội
- HTX DVNN, các hộ dân tham gia mô hình làm chủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất ngô sinh khối. Việc thực hiện thành công mô hình làm cơ sở để các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã trong toàn tỉnh đến tham quan, học tập, nhân rộng để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
- Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất giúp giảm áp lực về công lao động và, giảm chi phí sản xuất.
- Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp người nông dân yên tâm sản xuất; doanh nghiệp chủ động được kế hoạch thu mua; năng lực của Hợp tác xã, địa phương được nâng cao; Nông dân, hợp tác xã được quyền thương thảo giá và các điều kiện hợp đồng với doanh nghiệp.
3. Hiệu quả về khoa học
- Xây dựng được quy trình sản xuất ngô sinh khối, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, biện pháp chỉ đạo, quản lý sản xuất ngô sinh khối cho cán bộ kỹ thuật và nâng cao nhận thức của người nông dân về quy trình kỹ thuật sản xuất ngô sinh khối theo hướng hàng hóa.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh theo hướng sản xuất cây trồng hàng hóa có giá trị và hiệu quả.
4. Phương hướng phát triển sau khi kết thúc dự án
Tiếp tục xây dựng mô hình trình diễn xản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc, áp dụng cơ giới hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm ra các địa phương khác trong tỉnh tạo thành vùng sản xuất lớn, tạo nguồn thức ăn dồi dào phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc trong tỉnh.
VIII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Dự án xản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc, áp dụng cơ giới hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mang tính khách quan và giải quyết được căn bản khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Đây là dự án có tính khả thi cao tạo tiền đề cho những năm tiếp theo mở rộng diện tích sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nam.
2. Đề nghị
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt để dự án được triển khai thực hiện trong năm 2024.
- Đề nghị địa phương thực hiện mô hình tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tham gia mô hình đạt hiệu quả cao./.