1. Mục đích
- Cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Đề án "Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030" theo Quyết định số 1384/QĐ-BNN-TCLN ngày 15 tháng 4 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phù hợp với điều kiện của tỉnh Hà Nam.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản gắn với truy xuất nguồn gốc theo quy định của Việt Nam và quốc tế được thực hiện từ gốc, tại từng công đoạn và trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng nông lâm thủy sản.
- Huy động các nguồn lực xã hội nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Nâng cao năng lực quản lý, chú trọng phát triển các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản gắn với mở rộng vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2022- 2025
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch đạt tỷ lệ từ 1,5% đến 2,0% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm;
- 100% cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng: HACCP, GMP, GHP, ISO 22000...
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát tại vùng sản xuất trong tỉnh vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.
- 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại tuyến huyện và tuyến xã được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Giai đoạn 2026-2030
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch đạt tỷ lệ từ 2,0% đến 2,5% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Duy trì 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm;
- Duy trì 100% cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng: HACCP, GMP, GHP, ISO 22000...
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát tại vùng sản xuất trong tỉnh vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.
- Duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại tuyến huyện và tuyến xã được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Sau đây là nội dung của Đề án.
07. Ke hoach thuc hien De an dam bao ATTP 2021-2030 tinh Ha Nam.pdf