Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đảm bảo mục tiêu chung của toàn ngành nông nghiệp về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và phát triển bền vững.
Kết quả và chỉ số cần đạt
- Ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến tất cả các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sản xuất ban đầu; sơ chế, chế biến; kinh doanh; người tiêu dùng) và vận động các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản áp dụng VietGap, GMP, HACCP… về đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ 100% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
+ 93% người lãnh đạo quản lý, 83% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 81% người tiêu dùng được phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm.
+ Vận động 100% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.
+ 100% cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng: HACCP, GMP, GHP, ISO 22000...
+ 100% cơ sở không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tại địa phương đặc biệt là cán bộ ở cấp huyện và cấp xã.
+ 100% cán bộ tuyến huyện, thị xã, thành phố; 100% cán bộ tuyến xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
+ 100% cán bộ chuyên môn làm công tác an toàn thực phẩm cấp tỉnh, 100% cán bộ cấp huyện, 90% cán bộ cấp xã thực hiện thành thạo bộ kist thử nhanh về an toàn thực phẩm.
- Công khai kết quả kiểm tra xếp loại A/B/C và ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quảng bá các sản phẩm nông sản, thủy sản đặc sản, tiêu biểu và an toàn của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- 100% các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện đúng quy định, thẩm quyền, không gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp/đơn vị và được giải quyết trước hạn và đúng hạn, trong đó 15% các hồ sơ được thực hiện qua hệ thống bưu chính công ích.
- Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh và ô nhiễm vi sinh vật trong các sản phẩm nông sản, thủy sản... giảm 0,5% so với năm 2021.
- 25% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm được giới thiệu tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm.
Sau đây là nội dung của Đề án.
06. Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2022.pdf