Theo Ông Tống Văn Bính, Giám đốc HTXNN Mộc Bắc, kiêm Giám đốc HTX Chăn nuôi bò sữa Mộc Bắc, cũng là người trực tiếp chăn nuôi đàn bò sữa gần 100 con cho biết: Xác định sản xuất nông nghiệp của xã những năm gần đây phát triển theo hướng hàng hóa tập trung. Việc thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX giúp định hướng, tổ chức, hỗ trợ cho quá trình sản xuất của người dân và hộ chăn nuôi Bò sữa (Đợt lụt cơ bản các hộ chăn nuôi di chuyển kịp thời nên Bò sữa và Bê không bị chết, nhưng hậu quả sau lụt là rất đáng kể: Bò sữa bị loại thải do đau chân và viêm tuyến vú, không còn khả năng cho sữa).
Với HTX chăn nuôi bò sữa bền vững Hà Nam (Ở Thôn Yên Bình ghép lại từ Yên Từ + Yên Hoà) do Bà Phạm Thị Lâm làm Giám đốc: có 54con (cả bò bê) + 01hộ khác 7con/hộ bị chết do lụt. Nguyên nhân không thể di chuyển kịp, Bò bị ngập đến vai và cổ Bê.
Theo hai vị Giám đốc HTX thì ngay sau lụt lội các hộ chăn nuôi tại địa phương đã sử dụng thân cây chuối đổ gãy, mua rơm dạ làm thức ăn, đồng thời liên hệ, tìm nhập thức ăn thô xanh đã được ủ chua của Nghệ An và Sơn La làm giải pháp tức thời, khi nước rút 5 đến 7 ngày đã chỉ đạo các hộ thành viên và công nhân lao động triển khai trồng Ngô sinh khối để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho đàn Bò sữa của thành viên HTX và đó là thành quả của sự nỗ lực vượt khó của chúng tôi như quý vị thấy một màu xanh như hôm nay!
Về với mảnh đất bãi bồi ngoài đê ven Sông Hồng của xã Mộc Bắc sau trận bão YaGi và lũ lụt lịch sử đã đi qua hơn một tháng rồi, nhưng cán bộ và người dân xã Mộc Bắc vẫn chưa hết xót xa bởi những thiệt hại nó gây ra, chúng ta đã thấy được sự cần cù, lam lũ, chịu thương, chịu khó của những người nông dân đã vực dậy sức sống mãnh liệt, khát khao phát triển kinh tế nông nghiệp đáng quý biết nhường nào!
Theo lãnh đạo UBND xã Mộc Bắc cho biết: "Sau khi bão lũ qua đi, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn để đồng hành, động viên, hỗ trợ nông dân trong công tác khôi phục sản xuất. Một trong những giải pháp thiết thực ngay sau bão, lũ, đó là UBND xã chúng tôi đã trích một phần kinh phí hỗ trợ, động viên mỗi gia đình thiệt hại 01 triệu đồng; đồng thời đề nghị ngành chức năng chung tay hỗ trợ vệ sinh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi; chúng tôi đã tiến hành rà soát, lập danh sách hộ thiệt hại để đề nghị các Ngân hàng xem xét hỗ trợ giảm lãi suất, gia hạn vốn vay, tạo điều kiện cho vay vốn mới, để giúp người dân có điều kiện khôi phục, phát triển sản xuất. Chính vị vậy mà vùng ngoài đê của xã Mộc Bắc đang được hồi sinh, khoác lên mình sắc xanh tươi mới như hôm nay mà Anh đã vừa ghi lại làm tư liệu của ngành nông nghiệp đấy ạ!"./.