Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Tin tức - Sự kiện Tin nội bộ  
Tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 ổ dịch DTLCP tại xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, buộc phải tiêu huỷ 29 con lợn; trong thời gian tới, các loại dịch bệnh có nguy cơ tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao do: thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp; chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát còn nhiều, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế; nhiều loại gia súc, gia cầm hết thời gian miễn dịch, tái đàn chưa được tiêm phòng bổ sung, nhắc lại đúng chu kỳ quy định.

Thực hiện Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm và Công văn số 1149/UBND-NN&TNMT ngày 19/6/2024 của UBND tỉnh Hà Nam về việc thực hiện Công điện số 58/CĐ-TTg, Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Công văn số 768/SNN-CN&TY ngày 21/6/2024 đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đồng loạt triển khai các nội dung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

A1.jpg

A2.jpg

A3.jpg

Trong đó yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành  phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến tận thôn xóm; kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch mới phát sinh, các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Rà soát, thống kê chính xác số lượng vật nuôi; tích cực tổ chức triển khai tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 70% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi; thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở; đẩy mạnh xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn.

Chủ động bố trí nguồn kinh phí, phương tiện, vật tư, hoá chất dự phòng để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh…

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn các địa phương kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, công tác tiêm phòng, vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi… tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định./.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y