Skip Ribbon Commands
Skip to main content

1.012687 Phê duyệt điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

Thủ tục hành chính 6. Lâm nghiệp  
1.012687 Phê duyệt điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh;

b) Bước 2: Thẩm định Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của các sở, ngành, địa phương có liên quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được lấy ý kiến và quy định của pháp luật về hồ sơ điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng và nội dung phương án điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng; Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các sở, ngành, địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hoàn thành thẩm định.

c) Bước 3: Quyết định phê duyệt Trường hợp kết quả thẩm định đủ điều kiện, trong thời gian 10 ngày, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng; Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi chủ rừng được biết và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc qua Dịch vụ bưu chính.

3. Thời hạn giải quyết: 55 ngày.

4. Phí, lệ phí: không.

5. Thành phần hồ sơ:

- Bản chính Tờ trình điều chỉnh phân khu chức năng của chủ rừng;

- Bản chính Phương án điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng với các nội dung chủ yếu sau:

+ Cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn;

+ Đánh giá hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng đáp ứng tiêu chí của phân khu chức năng đối với phần diện tích điều chỉnh;

+ Xác định phạm vi, ranh giới các phân khu chức năng sau điều chỉnh trên bản đồ và các điểm vị trí trên thực địa;

+ Xác định các giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý sau khi điều chỉnh các phân khu chức năng.

- Bản chính Bản đồ hiện trạng rừng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng rừng dự kiến sau khi điều chỉnh khu rừng đặc dụng thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng. Tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng, chủ rừng lựa chọn các loại bản đồ phù hợp, thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000.

6. Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã

7. Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

8. Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh

9. Kết quả thực hiện: Quyết định điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng.

10. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/07/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

Tiêu chí các phân khu chức năng của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: Có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn nguyên vẹn hoặc có hệ sinh thái tự nhiên bảo đảm quy luật phát triển tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Có phân bố tự nhiên và là nơi cư trú của các loài động vật, thực vật hoang dã đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm. Đối với khu rừng đặc dụng có hợp phần là hệ sinh thái đất ngập nước, ven biển thì vị trí, phạm vi, quy mô của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định trên cơ sở hiện trạng hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện về địa hình, thủy văn, chế độ ngập nước; là nơi cư trú của các loài động vật, thực vật hoang dã đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.

b) Phân khu phục hồi sinh thái đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: Có hệ sinh thái rừng cần phục hồi bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để đạt được trạng thái tự nhiên đặc trưng của hệ sinh thái rừng. Có hệ sinh thái tự nhiên và sinh cảnh là nơi duy trì nguồn thức ăn và đi lại thường xuyên cho các loài động vật hoang dã. Đối với khu rừng đặc dụng có hợp phần là hệ sinh thái đất ngập nước, ven biển thì vị trí, phạm vi, quy mô của phân khu phục hồi sinh thái xác định trên cơ sở hiện trạng của hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện về địa hình, thủy văn, chế độ ngập nước; là nơi duy trì nguồn thức ăn và đi lại thường xuyên cho các loài động vật hoang dã.

c) Phân khu dịch vụ, hành chính đáp ứng các tiêu chí sau đây: Được xác lập chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: công trình làm việc, sinh hoạt, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, cứu hộ và phát triển sinh vật của ban quản lý rừng đặc dụng; công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật; Diện tích của phân khu dịch vụ, hành chính tập trung, hạn chế xác lập diện tích phân tán, phù hợp với quy mô của ban quản lý rừng đặc dụng, hiện trạng rừng và tổng diện tích tự nhiên của khu rừng đặc dụng.

Văn phòng Sở