Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quy hoạch Phát triển lâm nghiệp Hà Nam

Thông tin quy hoạch Lâm nghiệp  
Quy hoạch Phát triển lâm nghiệp Hà Nam
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô, hiện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 8.769 ha phân bố trên địa bàn 20 xã, thuộc 4 huyện là Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên, Bình Lục, chiếm 10,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tuy diện tích không lớn nhưng rừng Hà Nam có một vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, sinh thái, làm đẹp cảnh quan môi trường không chỉ cho địa phương mà còn cho thủ đô Hà Nội. Nhận thức được vai trò quan trọng của rừng, được sự đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hà Nam đã xây dựng nhiều dự án đầu tư, phát triển rừng, thông qua các chương trình 327,661. Tính đến 31/12/2008 độ che phủ của rừng đạt 9,4% .

 

 

Giai đoạn 2000 - 2010, ngành lâm nghiệp tỉnh đã xây dựng dự án quy hoạch phát triển lâm nghiệp, có tác dụng định hướng cho phát triển lâm nghiệp trong suốt thời kỳ quy hoạch. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, mở rộng các khu công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng và các loại hình dịch vụ khác ngày càng phát triển, nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

 

 

Thực hiện Công văn số 688/BNN-LN ngày 15/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg, sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam tiến hành trình UBND tỉnh cho phép tiến hành lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020 cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh  và chiến lược phát triển toàn quốc trong giai đoạn mới.

 

 

Thực hiện nhiệm vụ trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, cùng các ban, ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, tiến hành lập Quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020. Nội dung báo cáo quy hoạch gồm 5 phần:

Phần thứ nhất: Những căn cứ lập quy hoạch.

Phần thứ hai: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn trước quy hoạch.

Phần thứ ba: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020.

Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.

Phần thứ năm: Kiến nghị - Kết luận. 

Phần thứ nhất

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

LẬP QUY HOẠCH

 I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Những văn bản của Nhà nước

- Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng.

- Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bố chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010.

Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006  2020.

- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 661/QĐ-TTg

 

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách  phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Những văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND ngày 23/01/2006 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất  kỳ 2006- 2010 của tỉnh Hà Nam.

- Nghị quyết Đại hội  Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII.

- Nghị quyết số 03/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

- Nghị quyết 08/NQ-TU  của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam về phát triển công nghiệp.

- Quyết định số 488 /QĐ-CT của UBND tỉnh Hà Nam, ngày 08/04/2005 về  Phê duyệt đìều chỉnh quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết  định số 208/QĐ - UBND, ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh về lập dự án quy hoạch khoáng sản đến năm 2020, gắn với quy hoạch vùng tạm dừng , tạm tạm dừng  khai thác khoáng sản. Quyết  định số 924/QĐ - UBND, ngày 12/08/2009 của UBND tỉnh về Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 14/3/2007 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt Báo cáo kết quả rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 -2020;

Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2009 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

II. CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG LẬP QUY HOẠCH

1. Tài liệu điều tra  cơ bản phục vụ xây dựng quy hoạch

Tài liệu điều tra cơ bản do Phân viện Điều tra quy hoạch rừng đã tiến hành từ tháng 10 năm 2009, gồm:

- Tái  phúc tra hiện trạng tài nguyên rừng,

- Tài liệu điều tra điều kiện tự nhiên,

- Tài liệu điều tra tình hình kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất lâm nghiệp.

2. Thông tin tư liệu khác

- Niên giám thống kê năm 2006, 2007, 2008, 2009 tỉnh Hà Nam

- Các dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Các tài liệu khác có liên quan đến quy hoạch của các ngành: Xây dựng, Khai thác khoáng sản... trên địa bàn tỉnh Hà Nam 

Phần thứ hai

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

VÀ THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

 I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Vị trí địa lý- kinh tế

Hà Nam nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô, thuộc vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Hà Nam nằm trên trục đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km, nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam, là vùng phụ cận của thủ đô vì vậy có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

Vùng đất lâm nghiệp tập trung ở phía Tây của tỉnh, thuộc địa bàn 20 xã, 4 huyện, trong đó :

- Huyện Kim Bảng  07 xã

- Huyện Thanh Liêm 11 xã

- Huyện Bình Lục 01 xã

- Huyện Duy Tiên 01 xã

2. Đặc điểm tự nhiên

2.1.  Địa hình địa thế

Vùng đất lâm nghiệp tỉnh Hà Nam thuộc kiểu địa hình castơ, phân bố ở hữu ngạn sông Đáy, là phần núi đá vôi kéo dài từ Lạc Thuỷ- Hoà Bình, chạy song song với dải núi đá vôi Gia Viễn- Nho Quan.

Địa hình hiểm trở có nhiều hang động, tạo nên cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, leo núi...

2.2.  Khí hậu, thủy văn

Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, hàng năm chia 2 mùa : Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.

- Chế độ nhiệt :Nhiệt độ trung bình năm 23,30c, trung bình tháng nóng nhất (tháng7) 29,10c, trung bình tháng lạnh nhất (tháng1) 16,10c. Nhiệt độ cao tuyệt đối 39,40c, nhiệt độ thấp tuyệt đối  5,20c

Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.600 0c. Số giờ nắng trung bình trong năm 1595 giờ.

- Chế độ ẩm: Lượng mua trung bình năm 1.889 mm. Lượng mưa về mùa mưa chiếm tới 88% tổng lượng mưa cả năm. Trung bình tháng cao nhất (tháng 9) 325,8 mm, trung bình tháng thấp nhất (tháng2) 29,3mm. Ngày có lượng mưa cao nhất vào tháng 9 là 333,1mm.

Số ngày  có mưa trung bình năm là 161 ngày, nhiều nhất vào tháng 8:16,8 ngày, tháng ít nhất (tháng 12): 6,8 ngày.

Lượng bốc hơi trung bình năm 845,6mm, cao nhất vào tháng 7 :162,0 mm, thấp nhất vào tháng 2 : 44,0mm.

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm 84%, cao nhất vào tháng 3, tháng 4 : 89%, thấp nhất vào tháng 7 : 81%.

- Các yếu tố cực đoan : Vào đầu mùa hạ có hiện tượng mưa đá, mùa đông thường xuất hiện sương muối ở các thung lũng núi đá

2.3.  Thổ nhưỡng

Vùng đất lâm nghiệp chủ yếu là núi đá, xen giữa các dãy núi đá là các thung lũng đất dốc tụ, đất thường có màu đen, nâu nhạt. Nhìn chung đất phát triển trên đá vôi có nhiều mùn tuy nhiên thường khô, thích hợp với các loài cây ăn quả và cây hoa màu ngắn ngày. Để nâng cao năng suất cây trồng thì yếu tố thuỷ lợi phải được quan tâm hàng đầu.

2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Vùng đất lâm nghiệp là vùng núi đá có địa hình hiểm trở nên tốc độ hình thành lũ nhanh, lượng bức xạ lớn, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch rất lớn không có lợi cho sinh trưởng phát triển của hệ thực vật rừng.

Mặt khác núi đá là dạng lập địa  đặc biệt xấu nên nếu thảm thực vật bị xâm hại sẽ rất khó phục hồi hoặc không có khả năng phục hồi vì vậy nên nhu cầu bảo vệ rừng rất cao

Khu vực núi đá vôi gần đường giao thông  rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng, vôi, bột nhẹ... dễ dẫn đến xung đột lợi ích giữa công nghiệp khai khoáng và bảo vệ rừng.

Vì vậy có thể nói nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp Hà Nam là phải giữ được hệ sinh thái rừng để phát huy chức năng phòng hộ môi trường trong điều kiện công nghiệp xây dựng phát triển

3. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất lâm nghiệp

3.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Căn cứ vào số liệu hiện trạng rừng trong báo cáo kết quả rà soát 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg, tỉnh Hà Nam đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 14/3/2007) và  kết quả điều tra từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2009 của Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, hiện trạng đất lâm nghiệp toàn tỉnh như sau :

Bảng 01: Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp (tháng 11/ 2009)

Đơn vị : ha

Loại rừng

Diện tích

Rừng

phòng hộ

Rừng

sản xuất

Tổng diện tích

8769,53

6.279,54

2.489,99

I. Diện tích có rừng

8.139,55

6.253,44

1.886,11

1. Rừng tự nhiên

5.936,29

5.936,29

 

1.1. Rừng gỗ lá rộng

 

 

 

- Rừng giàu

 

 

 

- Rừng trung bình

 

 

 

- Rừng nghèo

 

 

 

- Rừng phục hồi

 

 

 

1.2 Rừng núi đá

5.936,29

5.936,29

 

2. Rừng trồng

2.203,26

317,15

1.886,11

- RT có trữ l­ượng

2.146,46

317,15

1.829,31

- RT ch­ưa có trữ l­ượng

56,80

 

56,80

II. Đất chư­a có rừng

629,98

26,10

603,88

- Đất trống cỏ

629,98

26,10

603,88

- Đất trống cây bụi

 

 

 

Như vậy hiện tại, đất lâm nghiệp chiếm 10,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Theo cơ cấu 3 loại rừng thì: Rừng phòng hộ chiếm 71,6%; rừng sản xuất chiếm 28,4% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp.

- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 8.082,75 ha, chiếm 9,4% diện tích tự nhiên của tỉnh trong đó rừng tự nhiên 5.936,29 ha, chiếm 73,44%; rừng trồng 2.146,46 ha, chiếm 26,56% diện tích đất có rừng.

- Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng 686,78 ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh trong đó toàn là đất trống (Ia). Mặc dù diện tích đất trống còn nhiều nhưng chủ yếu là đá tai bèo + đất lập địa xấu nên diện tích có khả năng trồng rừng chỉ chiếm từ 40-50%.

 

3.2. Trữ lượng các loại rừng

 

Tổng trữ lượng các loại rừng tỉnh Hà Nam là 366.021 m3 gỗ bao gồm: Trữ lượng rừng tự nhiên: 279.006 m3 gỗ và rừng trồng: 87.015 m3 gỗ. Chia theo 3 loại rừng (phòng hộ, sản xuất):

+ Rừng phòng hộ 292.116 m3 (bao gồm rừng tự nhiên 279.006 m3, rừng trồng 13.110 m3), chiếm 79,8 %.

+ Rừng sản xuất đều là rừng trồng: 73.905 m3 chiếm 20,2%.

 

- Trữ lượng rừng tự nhiên không còn khả năng khai thác tận dụng gỗ. Các đối tượng rừng tự nhiên có trữ lượng đều do khoanh nuôi bảo vệ là rừng phòng hộ trên núi đá, đánh giá phân loại là rừng kiệt (có sinh khối < 50 m3/ha), nhưng hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng đối với môi trường, cảnh quan, kinh tế, cũng như nghiên cứu khoa học.

 

- Trữ lượng rừng trồng ở rừng sản xuất rất thấp, khả năng khai thác và cung cấp lâm sản gỗ là hạn chế.

(Nguồn: Kết quả kiểm kê tài nguyên rừng năm 2005 Bộ Nông nghiệp và PTNTđiều tra bổ xung tháng 11 của Phân Viện ĐTQH rừng Tây Bắc Bộ năm 2009).

3.3. Diện tích các loại rừng theo chủ quản lý

Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp 8.769,53 ha, tỉnh đã tiến hành giao  quản lý cho các chủ thể sau:

3.3.1. Đối với rừng phòng hộ: Diện tích 6.279,54 ha, được phân theo các chủ quản lý sau:

Bảng 02: Diện tích rừng phòng hộ phân theo chủ quản lý

Hạng mục

Tổng

Phân theo chủ quản lý

Hộ gia đình

L.LV.T

UBND

Diện tích (ha)

6.279,54

257.07

31,08

5.962,39

Tỉ lệ (%)

100,00

4,10

0,95

94.95

* Từ bảng trên cho thấy:

Diện tích rừng phòng hộ của Hà Nam do UBND xã tập trung quản lý (chưa giao) theo địa giới hành chính chiếm tỷ lệ lớn tới 94,95%, chủ yếu là rừng nghèo trên núi đá, diện tích còn lại là các hộ gia đình và lực lượng vũ trang quản lý.

Để ổn định lâm phận phòng hộ quốc gia cần tiến hành giao đất giao rừng  do UBND xã quản lý cho hộ gia đình hoặc cộng đồng vì hơn ai hết người dân sống gần rừng phải được hưởng lợi từ rừng thì mới gắn bó với rừng.

3.3.2. Đối với rừng sản xuất: Diện tích 2.489,99 ha, được phân theo các chủ quản lý sau:

Bảng 03: Diện tích rừng sản xuất phân theo chủ quản lý

Hạng mục

Tổng

Phân theo chủ quản lý

Hộ gia đình

L.LV.T

UBND

Diện tích (ha)

2.489,99

1.886,99

476,68

127,2

Tỉ lệ (%)

100,00

75,78

19,14

5,08

Diện tích đất rừng sản xuất do UBND xã quản lý vẫn còn lớn 5,08%, trong khi hộ gia đình là thành phần kinh tế chính trong sản xuất kinh doanh rừng là động lực quan trọng trong phát triển rừng. Như vậy công tác giao đất, giao rừng và cấp quyền sử dụng đất rừng phải rà soát, điều chỉnh lại trong thời gian tới nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng đã giao.

3.4. Tình hình tái sinh phục hồi rừng

Theo kết quả điều tra, đánh giá tình hình tái sinh phục hồi tự nhiên hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, các loài cây chủ yếu trong thành phần cây rừng là các loài của họ Hòa thảo, Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain), Khuyết lá thông (Loài thực vật quý hiếm), Re (Cinamomum albiflorum Nees), Sâng (Sapindus oocarpus Radlk), Lòng mang (Pterospermum diversifolium blume), Mang kiêng (Pterospermum truncatolobatum Gagnep), Sau sau (Liquidambar formosana hance), ...

3.5.  Tài nguyên động vật rừng

 

Hệ động vật của Hà Nam chủ yếu các loài chim thú nhỏ như Chồn, Sóc và loài động vật đặc hữu trên núi đá vôi là loài Voọc quần đùi (Trachipythecus francoisii delacourii) di cư theo đàn từ các tỉnh lân cận như Ninh Bình và Hoà Bình sang.

 

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Dân số, lao động.

Theo số liệu thống kê đến 1 tháng 4 năm 2009, dân số tỉnh Hà Nam là 785.057 người, khoảng 200.000 hộ, 100% là người Kinh. Tỉ lệ hộ nông nghiệp chiếm khoảng 81,6%.

Tổng số lao động 452.016 người, lao động nông nghiệp chiếm  67,97%. Trình độ lao động nông nghiệp khá cao.

2. Khái quát về thực trạng  kinh tế

2.1. Thực trạng kinh tế chung

Theo số liệu thống kê năm 2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau :

- Nông lâm thuỷ sản  chiếm 28,3%

- Công nghiệp, xây dựng 43,6%

- Dịch vụ : 28,1%

So với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam có tỉ trọng công nghiệp, xây dựng lớn, điều này thể hiện sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh.

Tổng sản phẩm (GDP) theo giá hiện hành là 10.871.492 triệu đồng, bình quân đầu người 13,84 triệu đồng.

2.2. Thực trạng  sản xuất nông nghiệp

2.2.1. Trồng trọt :

Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước được cải thiện, theo số liệu thống kê năm 2009, Hà Nam có diện tích đất trồng lúa là 37.938 ha, chiếm 44,1 % diện tích tự nhiên. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 449.204,9 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 572 kg/năm. Nhiều mô hình canh tác nông lâm tiên tiến cho giá trị cao đang được áp dụng tại địa phương có giá trị thu nhập 1 ha đất canh tác đạt 38 - 40 triệu/ năm

2.2.2. Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi có nhịp độ tăng trưởng khá, tỷ trọng về giá trị chăn nuôi chiếm khá cao trong sản xuất nông nghiệp, theo thống kê năm 2009 tổng số đàn trâu là: 2.298 con, đàn bò 40.111 con, đàn lợn 424.900 con. Ngoài ra còn hàng trăm ngàn con gia cầm các loại.

Chăn nuôi được phát triển trong các hộ gia đình chủ yếu là nhốt + chăn dắt, cắt cỏ, cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp thực phẩm tại chỗ, các vùng lân cận.

2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Giao thông : Hà Nam có hệ thống giao thông thuận lợi và khá phát triển, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, các quốc lộ 1A, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện liên xã, thành phố, thị trấn được giải nhựa hoặc bê tông hóa, hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín. Điều này đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước.

- Hệ thống điện cao thế, thông tin liên lạc đã có ở tất cả các xã trong tỉnh.

- Công tác giáo dục, y tế phát triển, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, học tập của người dân.

Tuy nhiên các xã trong vùng đất lâm nghiệp điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn, đặc biệt là nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

2.4. Đánh giá chung về điều kiện  kinh tế xã hội ảnh hưởng đến bảo vệ và phát triển rừng.

a) Thuận lợi

Cơ sở hạ tầng đã từng bước được kiên cố hóa, rất thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển lâm nghiệp.

Vùng đồi rừng có nhiều di tích, cảnh quan đẹp: chùa Ông, chùa bà, khu thắng cảnh cho du lịch: Hồ Tam Chúc, Ba Hang... Đây là điều kiện thuận lợi để để phát triển lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

Vùng đồi rừng có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó lao động và có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Cơ chế chính sách được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh rừng. Nhiều chương trình, dự án đang phát huy tác dụng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng.

b) Khó khăn

+ Dân số nông thôn, lao động nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong khi diện tích đất canh tác bình quân đầu nguời rất thấp.

+ Đời sống của người dân sống gắn bó với rừng còn thấp, thường xuyên tác động đến rừng nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn

+ Tốc độ đô thị hóa nhanh, mở rộng diện tích các đô thị, các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ khác...Đều tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

+ Thách thức lớn nhất là sự sung đột về mục đích sử dụng đất giữa  lâm nghiệp với  mục đích khác. Vấn đề đặt ra là cần giữ diện tích rừng bao nhiêu để phục vụ mục đích bảo vệ cảnh quan môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.

III. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

1.1. Hiện trạng về tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp

- Cấp tỉnh:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và PTNT, giúp sở quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp là Chi cục kiểm lâm.

- Cấp huyện:

+  Phòng nông nghiệp là cơ quan quản lý Nhà nước tham mưu giúp UBND các huyện, thành phố có chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

+ Hạt Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng và theo dõi diễn biến rừng hàng năm.

- Cấp xã: Chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách về lâm nghiệp.

1.2. Hiện trạng tổ chức sản xuất kinh doanh

 

- Tổ chức bộ máy quản lý dự án tại địa phương: Về bộ máy Ban quản lý dự án rừng của Hà Nam được thành lập và tổ chức điều hành theo hình thức kiêm nhiệm. Bao gồm các thành phần: Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT làm trưởng ban, 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT và 02 đồng chí Phó Chủ tịch của 2 huyện có diện tích đất lâm nghiệp làm phó ban, Một số cán bộ Sở Nông nghiệp & PTNT, Phòng Nông nghiệp & PTNT làm uỷ viên. Do vậy thiếu cán bộ chuyên môn lâm nghiệp nên khó khăn trong chỉ đạo kỹ thuật lâm sinh.

 

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp:  Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 03 vườn ươm cây giống lâm nghiệp. Trong đó có 02 vườn ươm do Công ty cổ phần giống cây trồng & Dịch vụ nông nghiệp Hà Nam đầu tư xây dựng và 01 vườn ươm của hộ gia đình. Nhìn chung cả 03 vườn ươm này đều đã xuống cấp không đủ tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng gieo ươm cây giống. Chỉ duy nhất có 01 vườn ươm của cơ sở sản xuất tư nhân đang hoạt động nhưng sản xuất với quy mô nhỏ từ 15 - 20 vạn cây các loại/năm, đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu cầu trồng cây phân tán và trồng rừng của nhân dân trong tỉnh.

Các công trình xây dựng cơ bản lâm sinh: vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Hàng năm các cơ sở sản xuất cây giống vẫn phải nhập hạt giống, vật liệu giống từ tỉnh ngoài vào, tại địa phương chưa xây dựng được các nguồn giống đảm bảo những tiêu chuẩn, quy chuẩn đang được áp dụng (mặc dù nguồn vốn luôn luôn đảm bảo).

 

* Đánh giá chung về hoạt động của các ban quản lý rừng: Mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung Ban quản lý rừng đã làm tốt được vai trò chủ đầu tư và tham mưu kịp thời, có hiệu quả với UBND tỉnh về công tác phát triển rừng tại địa phương.

 

Về chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu lâm sản: Trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 cơ sở làm nghề liên quan đến chế biến, tiêu thụ lâm sản. Trong đó chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân làm nghề mộc. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là đồ gia dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và tại địa phương. Hàng lâm sản xuất khẩu ra thị trường thế giới là sản phẩm mây giang đan, hiện ở Hà Nam loại sản phẩm này đang được phát triển khá mạnh, toàn tỉnh có khoảng 25/116 xã phường thị trấn tổ chức sản xuất sản phẩm mây giang đan. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cả lâm sản gỗ và ngoài gỗ đều phải nhập khẩu từ các nước bạn và tỉnh bạn.

1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

1.3.1. Quản lý bảo vệ rừng:

 

Ngành luôn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, nên hàng năm đã sớm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường rà soát, bám sát cơ sở, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nắm vững tình hình địa bàn để đề xuất tham mưu kịp thời với lãnh đạo Sở và chính quyền địa phương đưa ra những giải pháp, biện pháp khả thi nhằm bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn. Chi cục Kiểm lâm của tỉnh đã thường xuyên cử cán bộ tuần tra, kiểm soát rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhiều vụ chặt cây rừng lấy gỗ, củi, đốt than, săn bắn chim, thú trái phép. Tổ chức nhiều đợt kiểm tra sâu bệnh hại rừng trong năm và thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Diện tích khoán bảo vệ rừng tính đến năm 2008 đạt 6.103 ha.

Tuy nhiên việc giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế còn chậm, rừng và đất rừng do UBND xã quản lý vẫn chiếm tỉ lệ lớn, chưa gắn giao đất, giao rừng với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hầu hết các chủ rừng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.3.2. Khoanh nuôi tái sinh rừng:

 

Những năm gần đây công tác khoanh nuôi tái sinh rừng phục hồi rừng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Diện tích rừng được đưa vào khoanh nuôi phục hồi rừng theo dự án 661. Kết quả được 6.071ha bình quân đạt 675 ha/năm. Tỉ lệ thực hiện hàng năm đạt 95% kế hoạch giao.

Diện tích đưa vào khoanh nuôi tái sinh rừng chủ yếu là diện tích rừng  mới phục hồi trên núi đá vôi hiện nay hầu hết chưa có trữ lượng, lâm sản phụ. Mục đích chính là tăng độ che phủ đất trống đồi núi trọc để bảo vệ môi trường thì biện pháp khoanh nuôi tái sinh là nhanh nhất, chi phí ít nhất. Muốn nâng cao hiệu quả giá trị kinh tế và chức năng phòng hộ môi trường của rừng cần có những biện pháp lâm sinh tác động thích hợp trong thời gian tới.

1.3.3. Trồng rừng:

Đối với rừng sản xuất và trồng cây phân tán tại địa phương cũng được quan tâm đầu tư trồng mới thường xuyên. Hàng năm tỉnh Hà Nam trồng mới được từ 70 - 100 ha diện tích rừng tập trung và khoảng 600 nghìn cây phân tán ở khu vực dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị và các kênh mương, đường liên thôn, liên xã. Những diện tích trồng cây phân tán, trồng rừng mới đều có chủ nên kết quả trồng rừng đạt khá cao, hầu như trồng đâu được đấy, không có tình trạng trồng xong lại bị phá hoại. Đến nay diện tích rừng trồng sản xuất của tỉnh có 1.886,11 ha (trong đó 1.200 ha diện tích là rừng phòng hộ được trồng từ năm 1999 đến 2006, và đã chuyển sang rừng sản xuất sau khi tiến hành ra soát quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnh), diện tích loại rừng này hiện đang được quản lý, bảo vệ tốt.

1.3.4. Khai thác chế biến lâm sản:

Là tỉnh đồng bằng, sản lượng gỗ, củi khai thác hàng năm tập trung chủ yếu là rừng trồng và cây phân tán. Theo niên giám thống kê  năm 2008, toàn tỉnh khai thác được 12.625 m3 gỗ, 19.163 m3 củi, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến hầu hết phải nhập từ bên ngoài.

Hà Nam có truyền thống chế biến đồ gỗ cao cấp và đồ gỗ mỹ nghệ,  phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh cần tiếp tục theo hướng đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất đồ gỗ cao cấp, đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu vừa tiết kiệm nguyên liệu đồng thời nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm.

2. Kết quả thực hiện các dự án lâm nghiệp

- Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển rừng Hà Nam giai đoạn 1999 - 2010 (thuộc Dự án 5 triệu ha rừng): thực hiện trên địa bàn 15 xã trong tỉnh, các hoạt động chính là bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng. Kết quả tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã trồng mới được 1.425 ha diện tích rừng, chăm sóc rừng trồng trên 3.000 lượt ha, khoanh nuôi 27.450 lượt/ha và bảo vệ rừng tự nhiên là 16.070 lượt/ ha.

- Dự án Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồi có giá trị kinh tế cao: thời gian thực hiện từ 2003 đến 2004, trên địa bàn 2 xã miền núi (Ba Sao - Kim Bảng và Thanh Nghị - Thanh Liêm), kết quả xây dựng được mô hình 10,0 ha diện tích cây keo lai, 10,0 ha diện tích Tre Bát độ, 6,0 ha cây ăn quả lâu năm và 6,0 ha diện tích dứa xen canh với cây ăn quả trong thời gian chưa khép tán.

- Ngoài ra, hàng năm tỉnh Hà Nam còn có từ 2 đến 3 chương trình của Trung tâm khuyến nông tỉnh và Chi cục HTX & PTNT về đầu tư xây dựng mô hình phát triển các giống cây trồng như: Cây Dó, Lát Mêxicô, Tre Bát độ, Chè đắng, cây ăn quả bản địa... với quy mô 10 - 15 ha/năm

3. Đánh giá hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp

3.1. Vai trò của ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế của tỉnh

- Về kinh tế -xã hội: Mặc dù giá trị sản phẩm lâm nghiệp trong tổng sản phẩm kinh tế của tỉnh không cao (chiếm tỉ trọng 0,56 % trong nền kinh tế của tỉnh) nhưng đã giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho một bộ phận dân cư sống ở vùng nông thôn có điều kiện khó khăn, phần lớn là các hộ nghèo, không có tiềm năng về vốn và kỹ thuật để tham gia vào các ngành nghề khác.

 

Rừng làm tăng thêm vẻ đẹp về cảnh quan cho các khu di tích lịch sử góp phần phát triển du lịch tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân, góp phần giữ ổn định trật tự và an ninh quốc phòng.

 

- Về môi trường: Hà Nam có nhiều các nhà máy, khu công nghiệp nên rừng như một lá phổi xanh có chức năng phòng hộ môi trường, làm giảm khói bụi, tiếng ồn và giảm thiểu sự ô nhiễm không khí. Rừng còn có tác dụng phòng hộ đầu nguồn điều tiết nguồn nước, bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, phòng chống lũ quét, sạt lở đất, xói mòn, rửa trôi đất và cung cấp nước cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.

Bảo vệ, xây dựng vốn rừng là một đảm bảo cho phát triển bền vững, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược giảm sự nóng lên của trái đất và biến đổi khí hậu.

3.2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

 

Giá trị sản xuất lâm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp từ năm 2007 đến nay có sự chuyển biến nhẹ, khâu lâm sinh trồng rừng, dịch vụ đang có xu hướng giảm, khai thác, chế biến tăng dần.

 

Biểu 04. Giá trị ( giá thực tế) sản xuất lâm nghiệp

Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị

Tỷ lệ  (%)

Giá trị

Tỷ lệ  (%)

Tổng cộng

35.276

100,00

49.056

100,00

Bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng

1.424

4,0

1.652

3,4

Khai thác, chế biến

33.045

93,7

46.383

94,6

Dịch vụ và hoạt động LN khác

807

2,3

1.021

2,1

(Nguồn Niên giám thống kê năm 2008 tỉnh Hà Nam)

3.3. Đánh giá trình độ phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp

- Khâu lâm sinh: Mới bước đầu ứng dụng công nghệ mô, hom trong sản xuất cây giống, diện tích rừng trồng bằng cây con mô hom không nhiều.

- Trong khai thác, chế biến lâm sản mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến còn chậm, sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm chưa đạt tới mức tinh xảo, giá trị không cao.

- Trong quản lý rừng: Trang thiết bị phục vụ quản lý lâm nghiệp ngày càng được tăng cường, Công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GIS), công nghệ viễn thám đã bước đầu được sử dụng trong xây dựng bản đồ rừng, quy hoạch và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng...

3.4. Đánh giá về hoạt động đầu tư lâm nghiệp

 

Tổng giá trị đầu tư cho phát triển rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 1999 đến 2009 là 9.970 triệu đồng, đều là vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. Mức đầu tư bình quân hàng năm 997 triệu đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển rừng của địa phương.

 

3.5. Đánh giá nguồn nhân lực trong ngành lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2009, số cán bộ công, viên chức hoạt động trong ngành lâm nghiệp có 27 người. Trong đó Chi cục Kiểm lâm là 24 người huyện Kim Bảng 01 người, huyện Thanh Liêm là 2 người. Có 13 kỹ sư, còn lại là Kiểm lâm viên 14 người. Ngoài ra, mỗi xã có 1 tổ bảo vệ rừng từ 10 -15 người. Cán bộ công chức, viên chức hiện nay còn thiếu chưa đáp ứng được chức năng nhiệm vụ. Để phục vụ nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa vấn đề đào tạo, bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ cao.

Đối với lực lượng trực tiếp sản xuất gồm các hộ gia đình có đất lâm nghiệp ở rừng sản xuất, phần lớn là chưa qua đào tạo, cần phải đẩy mạnh công tác khuyến lâm để phổ cập kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

3.6. Đánh giá tình hình thị trường sản phẩm lâm nghiệp

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá nói chung và sản phẩm lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà Nam là rất lớn, trong khi đó sản phẩm lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều mặt hạn chế, khả năng cung cấp lâm sản gỗ tại chỗ chưa đáp ứng nhu cầu cho chế biến và tiêu dùng trong tỉnh. Hàng năm các cơ sở chế biến phải nhập khẩu một khối lượng gỗ lớn để phục vụ cho sản xuất. Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, nên khả năng phát triển thị trường hết sức thuận lợi không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường xuất khẩu. Đây là lợi thế nhưng cũng là thách thức trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

3.7. Đánh giá tác động của các cơ chế chính sách đến phát triển lâm nghiệp

- Chính sách về đất đai

Đã thực hiện đúng chính sách về đất đai của nhà nước, rừng và đất rừng đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhưng vần còn tỉ lệ lớn diện tích do UBND xã quản lý. Tuy việc giao đất, giao rừng chưa gắn với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng cũng giúp cho người dân yên tâm đầu tư xây dựng và phát triển rừng, từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chính sách đầu tư tín dụng

Được sự đầu tư của Nhà nước, thông qua các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách, đã tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng độ che phủ rừng. Ngoài chính sách chung của Nhà nước, UBND tỉnh đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nghề rừng như: Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả và hỗ trợ đầu tư trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên mức đầu tư, xuất đầu tư thấp nên đời sống người làm nghề rừng còn khó khăn.

- Chính sách hưởng lợi

Chính sách được hưởng lợi từ rừng khiến người dân đã phần nào yên tâm đầu tư công sức, tiền của cùng Nhà nước bảo vệ và phát triển rừng lâu dài, đã tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhưng do trữ lượng rừng thấp, hầu hết diện tích rừng đã giao, khoán cho dân đều là rừng nghèo nên khả năng hưởng lợi từ rừng tự nhiên là rất thấp.

- Chính sách thuế

Nhà nước có nhiều ưu đãi về chính sách thuế cho phát triển lâm nghiệp như miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên, do phục hồi bằng tái sinh tự nhiên, miễm, giảm thuế thuê đất... cũng là những khuyến khích để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng.

- Chính sách khoa học và công nghệ

Nhờ chính sách quản lý chất lượng giống cây trồng, khuyến khích tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống cây rừng thích nghi với điều kiện đất đai khí hậu của Hà Nam, góp phần rút ngắn chu kỳ kinh doanh cây trồng và nâng cao năng xuất rừng trồng.

3.8. Đánh giá chung về hiện trạng lâm nghiệp

- Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả quan trọng, đã cơ bản phủ xanh được đất trống đồi núi trọc trên địa bàn toàn tỉnh. Nâng độ che phủ của rừng vùng đồi rừng lên 9,4 % tính đến tháng 11 năm 2009 (chỉ tính diện tích rừng, không tính diện tích cây trồng phân tán)

- Giá trị và chất lượng của rừng được nâng cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ môi trường, bảo vệ đất, chống xói mòn; hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn sinh thuỷ đầu mối các công trình thuỷ lợi; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân vùng đồi rừng.

- Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, rừng và đất rừng đã được giao cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình... Kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

4. Những tồn tại và nguyên nhân

4.1. Tồn tại

- Diện tích đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp, vì vậy độ che phủ của rừng những năm gần đây liên tục bị giảm dần. Diện tích rừng hiện có chất lượng và giá trị kinh tế thấp chưa đáp ứng được chức năng cung cấp lâm sản tại chỗ và chức năng phòng hộ môi trường trong khu vực.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng xong vẫn còn hiện tượng khai thác lâm sản và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.

- Công tác xây dựng và phát triển vốn rừng còn chậm, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành lâm nghiệp tuy được đầu tư nhưng còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng còn ít, vốn đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp hiện nay.

- Công nghiệp chế biến lâm sản tuy có khá nhiều cơ sở, nhưng dây truyền công nghệ còn thủ công, sản phẩm chưa có tính canh tranh cao, nguồn nguyên liệu cung cấp đều phải nhập từ bên ngoài

4.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

+ Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, phụ thuộc thiên nhiên, rủi ro lớn, lợi nhuận thấp. Kinh phí đầu tư và suất đầu tư còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển lâm nghiệp. Đời sống của người dân sống gắn bó với rừng còn gặp nhiều khó khăn, không có khả năng đầu tư vốn cho trồng rừng.

+ Một số cơ chế chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng và tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng chưa phù hợp, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp chưa đồng bộ.

+ Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển vốn rừng và kinh tế rừng chưa được coi trọng đúng mức.

+ Quy hoạch lâm nghiệp thường bị phá vỡ do nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Người dân đã nhận thức được tác dụng của rừng, nhưng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí và ý nghĩa của rừng đối với phát triển kinh tế và môi trường trong những năm trước trước mắt và lâu dài.

+ Chưa tận dụng hết tiềm năng đất đai hiện có để phát triển sản xuất, chưa huy động hết tiềm năng nội lực hiện có của nhân dân.

+ Sự phối kết hợp giữa các sở, ban ngành và chính quyền địa phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng rừng chưa đúng mức. Còn có nhiều cơ sở cho rằng công tác bảo và phát triển rừng là của ngành Nông nghiệp & PTNT.

 Phần thứ ba

QUY HOẠCH  BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH HÀ NAM

ĐẾN NĂM 2020.

I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

1. Dự báo về môi trường

Giữ vững độ che phủ của rừng 7% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh

2. Các dự báo phát triển

- Về kinh tế: Tăng trưởng bình quân 14,2%/năm cho giai đoạn 2011-2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 13,5%, giai đoạn 2016-2020 đạt 15%.

Cơ cấu kinh tế: Đến 2015 công nghiệp - xây dựng chiếm 54,8%, dịch vụ chiếm 32%, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 13,2%; đến năm 2020 công nghiệp - xây dựng chiếm 58,6%, dịch vụ chiếm 33,2%, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 8,2%.

(Nguồn: Nghị quyết số 11 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020)

- Dự báo về dân số và lao động.

Căn cứ vào thực tế phát triển dân số những năm gần đây, dự báo dân số và lao động qua các giai đoạn như sau:

Bảng 05:  Dự báo dân số và lao động

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1.

Dân số

Người

785.057

791.337

797.272

2.

Tỷ lệ tăng dân số

%

0,8

0,75

0,7

3.

Lao động

Người

452.016

455.406

458.821

- Dự báo nhu cầu lâm sản: Dân số gia tăng kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến nhu cầu lâm sản.

 Bảng 06: Dự báo nhu cầu lâm sản

Stt

Hạng mục

ĐVT

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1

Nhu cầu gỗ XDCB

 

m3

16.407

18.700

17.500

2

Nhu cầu củi

Ster

11.700

24.310

22.750

- Dịch vụ môi trường: Để phát triển bền vững, nhu cầu về môi trường, không khí sạch ngày càng được quan tâm. Vì vậy, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, dịch vụ du lịch được hưởng lợi phải có nghĩa vụ chi trả phí dịch vụ môi trường để đầu tư phát triển rừng.

- Dự báo về công nghệ áp dụng vào sản xuất cho các ngành lâm nghiệp.

Trong tương lai, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy hình thành nền kinh tế trí thức sẽ tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực về đời sống xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Trong lâm nghiệp, công nghệ tạo giống mới, dây truyền công nghệ chế biến hiện đại, tạo sản phẩm chất lượng cao, cơ chế phát triển sạch (CDM)...là đòi hỏi và xu thế tất yếu của quá trình hội nhập đối với nền kinh tế thế giới.

- Dự báo về sự phát triển lâm nghiệp của địa phương: Trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam tiến tới sẽ đầu tư phát triển có chiều sâu cho diện tích rừng và đất lâm nghiệp, nâng cao giá trị tổng hợp của rừng.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Phương hướng phát triển lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện từ khâu lâm sinh xây dựng vốn rừng đến khai thác, chế biến, dịch vụ và công tác tổ chức quản lý. Đưa lâm nghiệp trở thành ngành quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển bền vững.

- Lấy nhiệm vụ bảo vệ, khôi phục phát triển hệ thống rừng phòng hộ môi trường, gắn với du lịch sinh thái làm nhiệm vụ trọng tâm.

- Đầu tư trồng rừng sản xuất  thâm canh bằng tập đoàn cây trồng đa tác dụng, năng xuất cao, đẩy mạnh phát triển lâm sản ngoài gỗ,  nhằm nâng cao  hiệu quả kinh tế rừng. Phát triển mạnh trồng cây phân tán nơi công cộng, bên đường giao thông, trồng cây lấy gỗ trong vườn nhà để cung cấp nguồn lâm sản cho tiêu dùng tại chỗ của người dân.

- Rà soát, hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất rừng nhằm đảm bảo các khu rừng đều có chủ quản lý để chủ rừng yên tâm đầu tư bảo vệ, phát triển rừng.

 

- Phát triển kinh tế rừng phải gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đồng thời mở rộng liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Phát huy  nội lực của địa phương, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương, các nguồn đầu tư của nước ngoài, các thành phần kinh tế  cho bảo vệ, phát triển rừng và dịch vụ du lịch sinh thái. Thực hiện chế độ chi trả dịch vụ môi trường rừng để tạo thêm nguồn vốn cho phát triển rừng.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ đến năm 2020

2.1. Mục tiêu tổng quát

Sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Thu hút mọi nguồn lực xã hội và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, đảm bảo đóng góp của ngành lâm nghiệp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nâng cao mức sống của người dân vùng đồi rừng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về môi trường

Giữ vững độ che phủ của rừng là 7% vào năm 2020 (Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND, ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam)

b) Về kinh tế

Hàng năm tạo ra giá trị sản xuất lâm nghiệp 50-55 tỉ đồng, trong đó xây dựng lâm sinh 3,0-3,2 tỉ đồng, khai thác chế biến, dịch vụ đạt 48- 52 tỉ đồng, Nâng tỉ trọng lâm nghiệp trong nền kinh tế từ 0,56% lên 0,6-0,7%, góp phần ổn định đời sống và cung cấp được 1 phần nhu cầu gỗ củi phục vụ tiêu dùng tại chỗ cho bộ phận dân cư sống gần rừng.

c) Về xã hội, an ninh quốc phòng

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống cho người dân sống gắn bó với rừng. Đặc biệt là các hộ nghèo...Tạo thêm việc làm cho số lao động ở nông thôn, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong khu vực.

2.3. Nhiệm vụ

Phấn đầu đến năm 2020 đạt được khối lượng nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Bảo vệ rừng 4.773,4 ha (gồm rừng hiện còn, rừng trồng sau thời gian chăm sóc)

+ Trồng mới rừng sản xuất 203,7 ha.

+ Trồng cây phân tán 1,8 triệu cây (tương đương 1.200ha)

+ Khai thác gỗ bình quân từ rừng trồng sản xuất từ 3.000 m3 đến 3.500 m3/ năm.

+ Khai thác củi từ 4500 - 4800 ster/năm.

- Giai đoạn 2010- 2015

 

+ Bảo vệ rừng hiện có 4.569,7 ha, trồng rừng mới 203,7 ha, giữ độ che phủ của rừng vào 6,5% (cộng cả cây phân tán).

+ Khai thác tận dụng gỗ, củi từ rừng trồng sản xuất và rừng tự nhiên, từ rừng sản xuất đảm bảo nhu cầu phần nào nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân, sản lượng khai thác bình quân 3.500 m3 gỗ/năm, củi 4.800 ster/năm.

- Giai đoạn 2016-2020:

 

+ Bảo vệ rừng hiện có 4.773,4 ha, giữ vững độ che phủ của rừng là 7% (cộng cả cây phân tán).

+ Khai thác tận dụng gỗ, củi từ rừng trồng sản xuất và rừng tự nhiên, từ rừng sản xuất đảm bảo nhu cầu phần nào nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân, sản lượng khai thác bình quân 3.000 m3 gỗ/năm, củi 4.500 ster/năm.

3. Định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

3.1. Định hướng quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp

Theo quy hoạch của tỉnh Hà Nam từ nay đến năm 2020 sẽ có 15 nhà máy xi măng đóng trên địa bàn, cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị, giao thông xây dựng... Do đó nhu cầu về khai thác khoáng sản như: Đá vôi, đá sét, đất san lấp... trong tương lai gần là rất lớn. Do vậy có sự thay đổi về diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 như sau:

Biểu 07. Định hướng quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp

Đơn vị tính: ha

Hạng mục

Hiện trạng 2009

Quy hoạch 2015

Định hướng  2020

Tăng (+)

Giảm (-)

Tổng đất lâm nghiệp

8.769,53

4.906,42

4.906,42

- 3.863,11

- Rừng phòng hộ

6.279,54

3.183,10

3.183,10

-3.096,44

- Rừng sản xuất

2.489,99

1.723,32

1.723,32

-766.67

* Nhận xét chung về quy hoạch 3 loại rừng

Khu vực khe non thuộc các xã Thanh Tâm, Liêm Sơn, Thanh Hương, Thanh Lưu của huyện Thanh Liêm có tổng diện tích là 298,55 ha, đây là rừng núi đất (mỏ sét xi măng), trước quy hoạch là rừng phòng hộ, nay được chuyển sang rừng sản xuất để phục vụ cho khai thác khoáng sản theo mục tiêu kinh tế của tỉnh. Khu vực này đề nghị khi khai thác đến đâu thì phải hoàn thổ đến đó để trồng rừng lại.

Diện tích rừng và đất rừng đến năm 2020 còn 4.906,42 ha, giảm 3.863,11 ha, để chuyển cho ngành khai thác khoáng sản và  hạ tầng kỹ thuật phục vụ khai thác chế biến khoáng sản cụ thể:

- Huyện Kim Bảng: Cho khai thác khoáng sản là 1.781,57 ha, trong đó có rừng phòng hộ núi đá là 1.254,54,0 ha,  rừng sản xuất là 527,03 ha.

- Huyện Thanh Liêm: 2.081,54 ha, trong đó

+ Cho khai thác khoáng sản là 1.840,04 ha, được lấy từ rừng phòng hộ: núi đá là 1.543,35 ha và rừng sản xuất núi đất là 296,69 ha.

+ Cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ khai thác chế biến khoáng sản được lấy từ rừng sản xuất là 241,5 ha.

3.1.1. Định hướng quy hoạch rừng phòng hộ

Biểu 8. Định hướng quy hoạch rừng phòng hộ

Đơn vị tính: Ha

Hạng mục

Năm 2009

Quy hoạch 2015

Quy hoạch 2020

Tổng cộng

6.279,54

3.183,1

3.183,1

1. Đất có rừng

6.253,44

3.183,1

3.183,1

- Rừng tự nhiên

5.936,29

3.138,4

3.138,4

- Rừng trồng

317,15

44,7

44,7

2. Đất chưa có rừng

26,10

0

0

Kết quả rà soát 3 loại rừng đã được phê duyệt, Hà Nam chỉ có rừng phòng hộ môi trường. Do đó định hướng quy hoạch được xác định như sau:

- Quản lý bảo vệ bằng được diện tích rừng phòng hộ môi trường theo quy hoạch được duyệt.

- Tiếp tục đầu tư kinh phí để nâng cao độ che phủ hữu hiệu của rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như làm giàu rừng, nâng cấp rừng trồng bằng  tập đoàn cây trồng phù hợp.

3.1.2. Định hướng quy hoạch rừng sản xuất

Biểu 9. Định hướng quy hoạch rừng sản xuất

Đơn vị tính: Ha

Hạng mục

Hiện trạng 2009

Quy hoạch 2015

Định hướng 2020

Tổng cộng

2.489,99

1.723,32

1.723,32

1. Đất có rừng

1.886,11

1.590,32

1.590,32

2. Đất chưa có rừng

603,88

133,00

133,00

- Tổng diện tích rừng và đất rừng sản xuất là 1.723,32 ha, cần tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng sản xuất một cách hiệu quả từ khâu lâm sinh đến khai thác, chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm. Diện tích quy hoạch trồng rừng mới đến 2020 có tỷ lệ đất ít, chủ yếu là đá vôi, vì vậy cần chọn loại cây trồng cho hợp lý như cây: (Nghiến, Thông gió, Móc mật, Tre Bương...), để phủ xanh đất trống và cảnh quan môi trường.

Bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng diện tích rừng trồng hiện có, khai thác khi đến tuổi thành thục, trồng lại rừng chu kỳ sau theo phương thức thâm canh giống như trồng rừng mới

3.2. Định hướng phát triển rừng theo các vùng trọng điểm kinh tế

3.2.1. Vùng huyện Kim Bảng

Tiểu vùng phát triển công nghiệp, du lịch dọc theo tuyến đường 21, chạy xuyên qua huyện.

Phương hướng phát triển chính của vùng là phát triển mạnh các ngành công nghiệp xây dựng, du lịch, dịch vụ và các ngành nông nghiệp - thực phẩm sạch...

Phương hướng phát triển lâm nghiệp của tiểu vùng là:

- Xây dựng và củng cố các khu rừng phòng hộ môi trường đô thị, khu công nghiệp, các khu du lịch sinh thái như Tam chúc, Ba Hang... .Đẩy mạnh trồng cây phân tán, cải tạo cảnh quan môi trường và đáp ứng một phần nhu cầu gỗ gia dụng.

- Xây dựng rừng sản xuất kinh tế - sinh thái theo hướng thâm canh với cường độ cao; mở rộng các mô hình nông lâm kết hợp, vườn rừng vườn quả, kết hợp với du lịch sinh thái.

3.2.2. Vùng huyện Thanh Liêm

Là tiểu vùng Khai thác khoáng sản và chế biến vật liệu xây dựng phục vụ cho làm phụ gia các nhà máy xi măng

Phương hướng phát triển lâm nghiệp của tiểu vùng là:

- Xây dựng và phát triển các khu rừng phòng hộ môi trường tại các khu công nghiệp: Hòa Phát ở xã thanh Thủy, Vinashin ở xã Thanh Tân... đẩy mạnh công tác trồng cây phân tán, cải tạo cảnh quan môi trường trong các khu công nghiệp, đáp ứng một phần nhu cầu gỗ gia dụng.

Đối với diện tích khai thác khoáng sản, ngay sau khi kết thúc, phải thực hiện hoàn thổ và trồng lại rừng ngay.

- Phát triển rừng sản xuất kinh tế, gắn liền với các hoạt động du lịch sinh thái. Khai thác rừng trồng đến tuổi thành thục, trồng lại rừng theo phương thức thâm canh, kết hợp trồng các loài  cây gỗ quý, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

 

3.3. Quy hoạch quản lý, bảo vệ  và phát triển rừng

 

3.2.1. Định hướng quản lý rừng:

- Toàn bộ diện tích 5.148,43 ha rừng và đất lâm nghiệp được quản lý thống nhất trên bản đồ và thực địa. Quản lý rừng phải gắn chi phí đầu tư hiệu quả kinh tế và giá trị môi trường, gắn và chia xẻ lợi ích giữa các chủ rừng với cộng đồng.

- Nhà nước quản lý rừng phòng hộ thông qua BQL rừng Hà Nam

- Đến năm 2015 tất cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp phải được rà soát lại, đối với diện tích chưa giao cần tiếp tục giao cho các hộ gia đình. Hoàn thành công tác giao rừng, đảm bảo rừng phải có chủ quản lý theo luật định.

- Khi giao và cho thuê rừng phải tiến hành lập hồ sơ xác định diện tích và trữ lượng các loại rừng dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

3.2.2.  Định hướng bảo vệ rừng

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên và rất quan trọng của ngành lâm nghiệp trong việc xây dựng và phát triển vốn rừng, vì vậy:

- Bảo vệ rừng, chính là bảo tồn đa dạng sinh học của rừng trên địa bàn tỉnh với nguyên tắc lấy phát triển rừng để bảo vệ, tạo mọi điều kiện cho các chủ rừng và người dân địa phương tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và tạo thu nhập hợp pháp để có thể sống được bằng nghề rừng.

- Bảo vệ và bảo tồn rừng là trách nhiệm trực tiếp của các chủ rừng, là trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho các chủ rừng, là lực lượng chính trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng.

- Coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhà nước cần dành kinh phí thoả đáng cho nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

* Nguyên tắc bảo vệ rừng

 

- Bảo vệ rừng là trách nhiệm trực tiếp của các chủ rừng, chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, đồng thời tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng.

 

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân

3.2.3. Định hướng phát triển rừng:

Do đặc thù của tỉnh Hà Nam là diện tích đất lâm nghiệp ít, diện tích đất trống có khả năng trồng rừng không đáng kể nên nhiệm vụ phát triển rừng chủ yếu là nâng cao chất lượng rừng.

- Đối với rừng phòng hộ tập trung cần đầu tư xây dựng rừng nhiều tầng, đa dạng về tổ thành, rừng phòng hộ môi trường cảnh quan cần thay thế các loài cây cũ  bằng các loài cây có tán lá đẹp, xanh quanh năm, hoa quả không gây ô nhiễm.

- Đối với rừng sản xuất, tập trung đầu tư nâng cao giá trị sử dụng đất, phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường rừng. Phát triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở nhu cầu thị trường và tập trung vào các vùng có lợi thế cạnh tranh, sản xuất ổn định và hiệu quả kinh tế.

Phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương.

III/ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Quản lý bảo vệ rừng

1.1. Đối tượng: Bao gồm diện tích rừng hiện còn và diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng mới, cải tạo rừng, sau khi hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản.

1.2. Khối lượng: Diện tích có rừng: giai đoạn 2010-2015: 4.544,6 ha; giai đoạn 2016-2020: 4.830,3 ha.

Bảng  10:  Tiến độ quản lý bảo vệ rừng theo giai đoạn

Đơn vị tính: Ha/năm

Hạng mục

Đơn vị

2009

Theo giai đoạn

2010-2015

2016-2020

Bảo vệ rừng

ha

8.139,55

4.569,7

4.773,4

Rừng phòng hộ

ha

6.253,44

3.183,1

3.183,1

Rừng sản xuất

ha

1.886,11

1.386,6

1.590,3

1.3. Biện pháp quản lý bảo vệ rừng

- Tiến hành thiết kế, xác định diện tích chất lượng của từng lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ, đóng mốc bảng, niêm yết nội dung bảo vệ rừng trên đường đi lối lại, gần khu dân cư.

- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng.

- Tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại.

- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; khen thưởng và biểu dương kịp thời những người, đơn vị làm tốt.

1.4. Tổ chức thực hiện:

- Kiện toàn lại bộ máy QLBV rừng từ tỉnh xuống huyện, xã, thôn thông qua việc bố trí và sắp xếp lại lực lượng kiểm lâm với việc tăng cường cán bộ có năng lực, đảm bảo bố trí đủ yêu cầu cán bộ cho những vùng trọng điểm, có nguy cơ xâm hại rừng cao.

- Những diện tích có rừng gần khu dân cư dễ bị tác động thì giao khoán cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân thông qua hợp đồng kinh tế.

- Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền xã và các hộ gia đình, cá nhân tập thể... nhận khoán bảo vệ rừng.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm ở các hạt, nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác QLBV rừng. Giải quyết thoả đáng chế độ chính sách nhằm khuyến khích mọi người, mọi nhà tham gia QLBV rừng cùng lực lượng kiểm lâm chống các tác động tiêu cực đến rừng kể cả việc săn bắn các động vật hoang dã.

2. Khôi phục và phát triển rừng

2.1.  Làm giàu rừng

Trong giai đoạn từ nay đến 2015, cần có sự điều tra nghiên cứu cụ thể để xây dựng mô hình làm giàu rừng trên núi đá được như một số địa phương đã làm trồng cây thông gió, cây móc mật ở tỉnh Bắc Cạn, tỉnh Cao Bằng cây Bương ở xã Liên Sơn huyện Kim Bảng và phát triển nguồn cây thuốc quý như Đảng sâm, Kim ngân, Thổ sâm... trên toàn bộ diện tich 3.138,4 rừng tự nhiên đang phục hồi trên núi đá vôi.

2.2. Trồng rừng tập trung

2.2.1. Trồng rừng mới

a, Đối tượng: Đất trống trạng thái Ia.

b, Khối lượng: 203,7 ha (Kim Bảng 147 ha, Thanh Liêm 21 ha, Duy tiên là 35,7 ha). Trong đó đều là trồng rừng sản xuất.

 

c, Tập đoàn cây trồng: Căn cứ vào yếu tố khí hậu, đất đai, chọn loại cây trồng cho phù với điều kiện của địa phương nhất là những vùng có đá vo nhiều, đất ít cần chọn loại cây trồng như sau: (Nghiến, Thông gió, Móc mật, Tre Bương...),

 

2.2.2. Trồng lại rừng sau khai thác

a) Đối tượng: Sau khi khai thác cần phải tiến hành trồng lại rừng ngay vào năm tiếp theo, không được để đất trống

b) Khối lượng: Đến năm 2020, sẽ khai thác và trồng lại tổng cộng 703,7 ha, trong đó 500 ha rừng trồng hiện có và 203,7 rừng trồng giai đoạn 2010 -2015. Bình quân 70-80 ha/năm.

2.3. Trồng cây phân tán

Để giải quyết các nhu cầu về củi đun, gỗ gia dụng và cung cấp một phần gỗ nguyên liệu cho các làng nghề, tiến hành trồng cây phân tán trên các diện tích vườn hộ gia đình, đất công cộng, công sở, trường học, các khu công nghiệp, đất xen kẽ khu dân cư, đường giao thông nông thôn, kênh, mương...

- Giai đoạn 2010-2015: 218.000 cây/năm.

- Giai đoạn 2016-2020: 142.000 cây/năm.

3. Khai thác rừng

- Đối tượng là diện tích rừng trồng hiện có 1.386,6 ha và 203,7 ha trồng rừng giai đoạn 2010 -2015.

- Hàng năm tiến hành khai thác bình quân 70 - 80 ha, bình quân mỗi ha đạt 45 m3/ha, sản lượng từ 3.150 - 3.600 m3/năm.

4. Chế biến và tiêu thụ lâm sản

Chế biến và tiêu thụ lâm sản là khâu quan trọng không thể thiếu trong phát triển lâm nghiệp, quy hoạch chế biến lâm sản của tỉnh như sau:

- Giai đoạn 2010-2015: Rà soát lại các cơ sở chế biến hiện có, đầu tư cải tạo nâng cấp nhà xưởng, thay thế dây truyền công nghệ hiện đại.

- Giai đoạn sau 2015: Sản lượng khai thác lâm sản hàng năm trên địa bàn ổn định. Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ...

5. Các hoạt động khác

5.1. Dịch vụ môi trường rừng

Quy hoạch giai đoạn 2016- 2020: Diện tích được chi trả phí môi trường: 3.413,44 ha rừng phòng hộ phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái.

Rừng sản xuất phấn đấu 30% diện tích có chứng chỉ rừng, trồng rừng cơ chế phát triển sạch (CDM)

5. 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh

5.2.1.  Xây dựng vườn ươm

Thực hiện nghiêm pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBNVQH ngày 24/3/2004 của ủy ban thường vụ Quốc hội và quản lý chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ cây trồng theo quy định tại Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Để phục vụ cho công tác trồng rừng, nâng cấp rừng trồng, cây ăn quả, cây cảnh quan và trồng cây phân tán hàng năm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Cần phải đầu tư xây dựng 01 trại giống cây lâm nghiệp ở xóm 1 xã Ba Sao huyện Kim Bảng do Công ty cổ phần cây trồng và dịch vụ nông nghiệp Hà Nam quản lý với diện tích 9,3 ha. Trong đó diện tích xây dựng khu rừng giống Keo tai tượng là 7,6 ha, còn lại là ươm cây giống. Hàng năm có thể sản xuất từ 100 - 150 vạn cây/năm.

Tiến độ thực hiện từ 2009 - 2010.

5.2.2.  Xây dựng trạm bảo vệ và chòi canh rừng

Thực hiện theo dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Hà Nam, cần bổ sung nhiệm vụ giai đoạn 2010-2020. Cụ thể: Chòi canh lửa rừng tại  huyện Kim Bảng 01 cái, huyện Thanh Liêm 01 cái và 10 bảng nội quy.

6. Tổng hợp khối lượng bảo vệ và phát triển rừng

Bảng 11: Tổng hợp khối lượng bảo vệ và phát triển rừng

Hạng mục

Đơn vị

Theo giai đoạn

Tổng

2010-2015

2016-2020

1.Bảo vệ rừng

Ha

 

4.569,7

4.773,4

- Rừng phòng hộ

Ha

 

3.183,1

3.183,1

- Rừng sản xuất

Ha

 

1.386,6

1.590,3

2. Phát triển rừng

 

 

 

 

2.1. Trồng rừng mới

Ha

203,7

203,7

 

- Rừng phòng hộ

Ha

 

 

 

- Rừng sản xuất

Ha

203,7

203,7

 

2.2. Trồng cây phân tán

Tr.cây

1,8

1,09

0,71

2.4. Trồng lại rừng sau KT

Ha

500

300,0

200

3. Xây dựng CSHT

 

 

 

 

3.1. Xây dựng trại  giốngLN Ba Sao

Trại

1

1

 

3.2. Chòi canh lửa rừng

Chòi

2

2

 

3.3. Xây dung bảng nôi quy

Bảng

10

10

 

 

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về hệ thống chính sách

1.1. Chính sách quản lý rừng và giao đất, giao rừng

- Xác lập các lâm phận phòng hộ môi trường ổn định trên địa bàn tỉnh, khi dự án 5 triệu ha rừng kết thúc Ban quản lý dự án tỉnh sẽ giải thể, cần thành lập ban quản lý phòng hộ cơ sở các huyện để quản lý rừng và đất lâm nghiệp, cắm mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa;

- Rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp, thu hồi diện tích đất đã được giao chưa đúng đối tượng và sử dụng không đúng mục đích, giao lại cho các thành phần kinh tế khác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Rà soát, bổ sung quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với các quy định Luật bảo vệ và phát triển rừng;

- Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh;

- Hoàn thiện hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý rừng và cơ chế hưởng lợi cho các thành phần kinh tế; phù hợp với đặc điểm, tình hình tại địa phương.

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật,

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi chủ rừng, mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

1.2. Chính sách tài chính và tín dụng

- Tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực... và đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp theo các chương trình, dự án của Chính phủ tại Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát triển, trồng các loài cây quý hiếm, cây có chu kỳ kinh doanh dài và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, chống cháy rừng, ưu tiên cho các vùng trồng rừng tập trung.

- Xây dựng cơ chế bảo hiểm và bảo đảm cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp từ các nguồn vốn đầu tư và tín dụng một cách bình đẳng.

- Công khai các quy hoạch phát triển lâm nghiệp, thử nghiệm và nhân rộng việc đấu thầu cho thuê rừng sản xuất, rừng phòng hộ phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản.

- Triển khai thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường  rừng trên địa bàn tỉnh. Thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng và có cơ chế quản lý, sử dụng quỹ hợp lý, nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hoá nghề rừng và ngành lâm nghiệp.

1.3. Chính sách hưởng lợi

Thực hiện theo quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp &PTNT số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định trên, cụ thể như sau:

a) Đối với rừng phòng hộ

- Chủ rừng nhận khoán bảo vệ rừng.

+ Được nhận tiền công khoán bảo vệ theo hợp đồng.

+ Được thu hái lâm sản phụ : Hoa, quả, dầu, nhựa, các sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà nước tạo điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc bù giá sản phẩm.

- Có chính sách hỗ trợ giá cho việc nghiên cứu tạo những giống cây trồng bản địa, cây trồng có chất lượng tốt, năng suất cao.

b) Đối với rừng sản xuất

- Được vay vốn ưu đãi để xây dựng và phát triển rừng sản xuất theo quy hoạch.

- Được trồng xen kẽ cây nông nghiệp, sản xuất nông lâm kết hợp dưới tán rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây rừng, được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen.

- Nếu chủ rừng tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ thì được hưởng 95% giá trị sản phẩm kinh tế khác sau khi nộp thuế. Phần còn lại nộp Ban quản lý.

- Có chính sách hỗ trợ giá cho việc nghiên cứu tạo giống cây trồng bản địa, cây trồng có chất lượng, năng suất cao, phù hợp với thị hiếu của thị trường.

- Đảm bảo chính sách hưởng lợi đối với người bảo vệ và phát triển rừng (hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức xã hội...), tạo động lực cho việc đẩy mạnh xã hội hoá nghề rừng.

2. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp

2.1. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp

- Củng cố, rà soát, sắp xếp hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh, huyện, xã và từng bước phân cấp đến thôn.

- Phát huy, vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

- Sau khi dự án 661 kết thúc sẽ thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện để quản lý các khu rừng phòng hộ tập trung.

- Kiện toàn Ban quản lý rừng đặc dụng. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống lực lượng Kiểm lâm theo Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ và thực hiện Quyết định số 83/2004/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đưa kiểm lâm viên về địa bàn xã;

- Cải cách các thủ tục xin giao đất, thuê đất, thủ tục khai thác, lưu thông lâm sản.

2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh rừng, phát triển rừng.

- Thực hiện liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp với hộ gia đình theo các phương thức người dân góp đất, doanh nghiệp đầu tư vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng  bản và hợp tác xã.

- Hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông, lâm kết hợp.

- Kết hợp giữa xây dựng vùng nguyên liệu với xây dựng cơ sở chế biến.

3. Giải pháp về quản lý quy hoạch

- Hoàn chỉnh việc cắm mốc 3 loại rừng ngoài thực địa để xác định ổn định các lâm phần (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cho từng loại rừng phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, từng huyện, từng xã.

- Căn cứ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển cấp huyện và cấp xã

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp. Cần có kế hoạch thay thế các diện tích rừng trồng có năng suất thấp. Chú trọng quy hoạch phát triển các nghề sản xuất, chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp địa phương có thế mạnh.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Tiến hành thống kê, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng gắn với thống kê, kiểm kê đất đai. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch rừng

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch, ngăn chặn các hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trái phép.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tập trung nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc và bổ sung tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện hệ sinh thái của vùng.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tin học vào công tác quản lý, theo dõi diễn biễn rừng và đất lâm nghiệp, theo dõi công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá các chức danh trong quản lý Nhà nước về lâm nghiệp các cấp, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho địa phương.      - Thu hút các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi để bổ sung cho các cơ quan trong ngành lâm nghiệp của tỉnh.

- Nâng cao năng lực cho các thành phần kinh tế làm nghề rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm, từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Đưa nội dung khuyến nông, khuyến lâm vào chương trình học phổ thông. Thành lập các hội làm vườn, làm rừng, từ đó chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới người dân.

- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn trên cơ sở ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng, công nhân lâm nghiệp và thợ thủ công trong các làng nghề.

VI. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng hợp vốn đầu tư

Vốn đầu tư theo hạng mục công việc được tính toán và tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 12: Tổng hợp nhu cầu vốn bảo vệ và phát triển rừng

ĐVT: Triệu đồng

Hạng mục

Đơn giá

Theo giai đoạn

Tổng

2010-2015

2016-2020

Tổng cộng

 

29.837,4

19.018,4

10.819,0

I. Lâm sinh

 

26.792,2

16.954,7

10.017,5

1.Bảo vệ rừng

 

9.338,1

4.651,6

4.686,5

- Rừng phòng hộ

0,2tr/ha/n

7.639,4

3.819,7

3.819,7

- Rừng sản xuất

0,1tr/ha/n

1.698,7

831,9

866,8

2. Phát triển rừng

 

17.634,1

12.303,1

5.331,0

2.1. Trồng rừng mới

10 tr/ha/n

2.037,1

2.037,1

 

- Rừng phòng hộ

 

 

 

 

- Rừng sản xuất

 

2.037,1

2.037,1

 

2.2. Trồng cây phân tán

9 tr/ha

10.597,0

7.266,0

3.331,0

2.3. Trồng lại rừng sau KT

10 tr/ha/n

5000,0

3.000,0

2.000,0

II. Xây dựng CSHT

 

655,0

655,0

 

1. Xây dựng trại  giốngLN Ba Sao

400 triệu

400,0

400,0

 

2. Chòi canh lửa rừng

120 tr/c

240,0

240,0

 

3. Xây dung bảng nôi quy

1,5 triệu/1B

15,0

15,0

 

III. Quản lý phí (8%)

 

2.210,2

1.408,7

801,5

Tổng số vốn đầu tư: 29.837,4 triệu đồng, chiếm 100%, trong đó:

- Vốn bảo vệ rừng: 9.338,1 triệu đồng, chiếm 31,30%.

- Vốn phát triển rừng: 17.634,1 triệu đồng, chiếm 59,10%.

- Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là: 655,0 triệu đồng, chiếm 2,19%.

- Vốn quản lý: 2.210,2 triệu đồng, chiếm 7,41%

2. Phân theo giai đoạn và nguồn vốn

Vốn đầu tư theo giai đoạn và nguồn vốn được tính toán và tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 13: Tổng hợp nhu cầu vốn bảo vệ và phát triển rừng theo nguồn

ĐVT:Triệu đồng

Hạng mục

Tổng

2010 - 2015

2016 - 2020

Tổng cộng

29.837,4

19.018,4

10.819,0

1. Vốn ngân sách

25.035,6

16.083,4

8.952,2

1.1.Ngân sách trung ư­ơng

22.532,1

14.475,1

8.057,0

1.2. Ngân sách địa ph­ương

2.503,5

1.608,3

895,2

2. Vốn DN + Vốn vay

2.902,5

2.220,0

682.5

3. Vốn khác

1.899,3

715,0

1.184,3

 

- Vốn ngân sách: 25.035,6 triệu  đồng, chiếm 83,9 % tổng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp (Ngân sách Trung ương 22.532,1 triệu đồng chiếm 90%, ngân sách điạ phương 2.503,5 triệu đồng  chiếm 10%).

- Vốn của doanh nghiệp + vốn vay: 2.902,5 triệu đồng, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư cho lâm nghiệp.

- Vốn khác 1.899,3 triệu đồng  đồng, chiếm 6,4%

3. Hiệu quả về đầu tư

3.1. Hiệu quả về môi trường

Xây dựng được hệ thống rừng ổn định, vừa đảm bảo chức năng cung cấp lâm sản, vừa bảo vệ vốn rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng; phòng hộ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, tạo lập tạo ra môi trường xanh sạch đẹp, tăng giá trị thẩm mỹ cho cả vùng châu thổ sông Hồng nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.

3.2. Hiệu quả kinh tế

Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu lâm sản cho xây dựng cơ bản tại chỗ và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng. Tạo ra giá trị sản phẩm lâm nghiệp  đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.

3.3. Hiệu quả về xã hội

Thông qua phát triển lâm nghiệp đã tạo ra việc làm, cải thiện đời sống của người làm nghề rừng, nâng cao nhận thức và mức sống cho người dân. Đặc biệt là các hộ nghèo... Từng bước tạo cho người làm nghề rừng có thể sống và gắn bó với rừng.  Đời sống nhân dân được nâng lên góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

Để từng bước thực hiện quy hoạch theo mong muốn, các dự án sau cần được ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư:

1. Triển khai đóng mốc ranh giới 3 loại rừng

- Mục tiêu: Cắm mốc ngoài thực địa để xác định ổn định các lâm phần (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất), nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh.

- Quy mô: Tổng diện tích quy hoạch cho 3 loại rừng là 4.906,42 ha. Trong đó: Rừng phòng hộ 3.183,1 ha và rừng sản xuất 1.723,32 ha.

2. Nâng cao năng lực công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Hà Nam.

- Nội dung:

+ Bồi dưỡng chuyên môn lâm nghiệp cho cán bộ cấp cơ sở

+ Tăng cường nhận thức và giáo dục cộng đồng dân cư sống gần rừng

+ Tăng cường cơ sỏ vật chất, phương tiện, thiết bị cho các cơ quan quản lý

- Thời gian thực hiện: Năm 2010-2012

3. Chương trình hỗ trợ cây giống cho các địa phương phát triển trồng cây phân tán.

- Nội dung:

+ Tuyển chọn loài cây phù hợp với mục đích, và điều kiện từng vùng

+ Xây dựng chính sách hỗ trợ

+ Tổ chức phương thức hỗ trợ

- Thời gian thực hiện: Từ 2010 dến 2015

4. Xây dựng một số khu vực làm dịch vụ từ rừng phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của xã hội.

Khu  Hồ Tam Trúc, Hồ Ba Hang, chùa Ông, Chùa Bà Kim Bảng;  Khu Núi Kẽm Trống, Đền Gióng Nở huyện Thanh Liêm...

Thời hạn thực hiện: từ 2010-2015

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để tổ chức thực hiện dự án quy hoạch các cấp, các ngành cần thực hiện tốt trách nhiệm sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với  các Sở, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã  tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng; đưa các nội dung của quy hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm;

Tổ chức công bố công khai quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các giải pháp quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí vốn, lồng gép các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch được duyệt;

 

3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ủy ban nhân dân các huyện, thị xã rà soát quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

4. Cục Thống kê phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bên liên quan xác định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá ngành lâm nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và nghiên cứu về những đóng góp về kinh tế, môi trường.

5. Các Sở, ngành khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch liên quan đến ngành mình. ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện và xã. Các dự án lâm nghiệp tại địa phương phải lồng ghép với các dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.

II GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

Nội dung giám sát: Giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; giám sát tiến độ thực hiện qui hoạch, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng.

Kế hoạch giám sát: Hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

 

Phần thứ năm

KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN

I. KIẾN NGHỊ

1. Sau khi dự án phát triển lâm nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt, nếu có điều kiện cần tiến hành triển khai lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện và cấp xã theo tinh thần Thông tư số 05 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đáp ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho việc phát triển rừng, đặc biệt là vốn vay cho phát triển rừng sản xuất, tăng vốn ngân sách cho việc bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên là rừng phòng hộ.

3. Để đảm bảo thu nhập và thu hút người dân làm nghề rừng đề nghị Nhà nước có chính sách đầu từ phát triển rừng thỏa đáng, đơn giá đầu tư tính theo định mức kinh tế kỹ thuật.

4. Cần có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã và các cơ quan chức năng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất lâm nghiệp hàng năm.

5. Đối với diện tích rừng sau khi khai thác và đất sau khi đã khai thác khoáng sản phải bố trí trồng lại rừng ngay.

II. KẾT LUẬN

- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020, được xây dựng trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất kết hợp đánh giá đặc điểm tự nhiên, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, chiến lược phát triển lâm nghiệp vùng và toàn quốc. Nghề rừng phát triển gắn với công nghiệp chế biến góp phần ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Phát triển rừng còn nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn, cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan khu vực.

- Công trình được xây dựng có căn cứ khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, với những bước đi hợp lý. Thực hiện đúng quy hoạch và các giải pháp phát triển rừng sẽ giúp cho tỉnh Hà Nam phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đảm bảo an ninh môi trường.

ĐƠN VỊ TƯ  VẤN

 

Phân viện ĐTQH rừng Tây Bắc Bộ

 



Quốc Trung