Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Dự án, mô hình sự nghiệp khoa học Nông, lâm nghiệp năm 2019

Thông tin về sáng kiến, Đề tài khoa học  
Dự án, mô hình sự nghiệp khoa học Nông, lâm nghiệp năm 2019
Thực hiện Quyết định số: 2288/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của UBND tỉnh Hà Nam về việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2019 cho Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam;
Sau khi có Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh cho Sở Nông nghiệp & PTNT, Ngành đã chủ động tổ chức họp Hội đồng Khoa học & Công nghệ xét duyệt các mô hình sự nghiệp khoa học nông nghiệp cho các đơn vị trực thuộc Sở và phân bổ cụ thể như sau:

1. Đơn vị Trung tâm khuyến nông:

1.1. Xây dựng mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Mục tiêu:

Thông qua mô hình giúp các hộ dân nắm bắt được quy trình kỹ thuật nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học lấy trứng cho năng suất cao và chất lượng tốt; đồng thời xây dựng, phát triển chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm trứng phục vụ nhu cầu thị trường nhằm nâng cao thu nhập cho hộ tham gia mô hình.

- Quy mô: Nuôi 1.000 con vịt sinh sản

- Địa điểm: triển khai tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng

- Dự toán kinh phí thực hiện:                      492.385.000 đồng

          + Kinh phí NSNN:                                       200.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:                              292.385.000 đồng

1.2. Mô hình cải tạo, chăm sóc và sử dụng túi bao quả trên bưởi diễn

- Mục tiêu:

+ Hoàn thiện quy trình chăm sóc bưởi Diễn phù hợp với điều kiện canh tác tại Hà Nam để tăng năng suất và chất lượng bưởi Diễn.

          + Sử dụng túi bao quả trên bưởi Diễn giúp giảm sâu bệnh hại (ruồi vàng, bọ xít, nấm bệnh…), giảm hiện tượng rám quả… tăng năng suất, chất lượng bưởi Diễn.

+ Kết quả mô hình là cơ sở để khuyến cáo tuyên truyền đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình trong những năm tiếp theo.

- Địa điểm triển khai: xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục.

- Quy mô: 4 ha với 10 hộ tham gia.

- Dự toán kinh phí thực hiện: 257.896.000 đồng

+ Kinh phí NSNN:               110.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:          147.896.000 đồng

1.3. Ứng dụng hàng rộng hàng hẹp trong sản xuất lúa hàng hóa chất lượng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Mục tiêu:

          + Đẩy nhanh tốc độ mở rộng diện tích sản xuất lúa được ứng dụng hiệu ứng hàng biên.

+ Tiết kiệm chi phí (giảm giống, giảm phân bón, giảm sâu bệnh hại), giảm công lao động (giảm công cấy, công phun thuốc BVTV, giảm công cắt). Tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế.

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường – ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, sức khỏe con người được bảo vệ tốt hơn.

- Địa điểm triển khai:

+ Thành phố Phủ Lý triển khai với quy mô 24 ha

+ Huyện Bình Lục triển khai với quy mô 24 ha

- Dự toán kinh phí thực hiện dự án:  448.448.000 đồng

+ Kinh phí NSNN:                             200.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:                     248.448.000 đồng

2. Phòng Thủy sản

2.1. Hỗ trợ mô hình nuôi cá sử dụng ao nổi.

- Mục tiêu dự án:

Xây dựng mô hình nuôi cá sử dụng ao nổi nhằm tìm giải pháp nâng cao mực nước ao nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ở những nơi chất đất chua phèn, không được đào sâu qua tầng canh tác hoặc không được phép đào đắp phá vỡ mặt bằng, giúp người nuôi thủy sản mở rộng diện tích, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng thủy sản.

- Quy mô: Với tổng diện tích ao nuôi là 4 ha, có 4 hộ tham gia.

- Địa điểm: tại xã Mộc Nam huyện Duy Tiên, xã Mỹ Thọ huyện Bình Lục

- Dự toán kinh phí thực hiện dự án:  704.525.000 đồng

+ Kinh phí NSNN:                             200.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:                     504.525.000 đồng

3. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

3.1. Hỗ trợ mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh bạc lá hại lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Mục tiêu dự án: Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh bạc lá có hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí, tạo ra sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường từ đó khuyến cáo áp dụng vào sản xuất.

- Quy mô: Triển khai thực hiện 02 mô hình, với tổng diện tích 24 ha. Cụ thể: Vụ Xuân 01 mô hình: 12 ha, vụ Mùa 01 mô hình: 12 ha.

- Địa điểm triển khai: Tại HTX DVNN Thanh Bình – xã Đinh Xá – thành phố Phủ Lý.

- Dự toán  kinh phí thực hiện:        757.249.600 đồng                      

+ Kinh phí NSNN:                          100.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:               657.249.600 đồng

3.2. Xây dựng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng chanh gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

- Mục tiêu dự án:

Xây dựng mô hình chuyển đổi trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng chanh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Quy mô: Triển khai thực hiện 01 mô hình, với tổng diện tích 2 ha.

- Địa điểm thực hiện: Tại xã Tràng An, huyện Bình Lục.

- Dự toán  kinh phí thực hiện:     335.850.000 đồng

+ Kinh phí NSNN:                    100.000.000 đồng

+ Kinh phí của nông dân:             235.850.000 đồng

3.3. Xây dựng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, củ quả gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

- Mục tiêu dự án:

Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật màng phủ không dệt vào sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhằm sản xuất tập trung gắn với ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, đảm bảo VSATTP, hạn chế sự phá hại của côn trùng và giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Quy mô: Triển khai thực hiện 02 mô hình, với diện tích: 1,0 ha/mô hình/HTX thực hiện trong 3 vụ: vụ Xuân, vụ Hè, vụ Đông.

- Địa điểm thực hiện: Tại HTXDVNN Cát Lại, huyện Bình Lục và HTXDVNN Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Dự toán kinh phí thực hiện:       609.134.000 đồng

- Kinh phí NSNN:                     200.000.000 đồng

- Kinh phí đối ứng của dân:       409.134.000 đồng

3.4. Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo hướng Vietgap

- Mục tiêu:

+ Xây dựng mô hình cải tạo và thâm canh cây bưởi diễn giai đoạn kinh doanh theo hướng Vietgap nhằm nâng cao năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm từ đó khuyến cáo vào sản xuất.

+ Hỗ trợ nông dân nâng cao hiểu biết và kỹ năng trong sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Quy mô: Triển khai thực hiện 02 mô hình cải tạo và thâm canh cây bưởi diễn giai đoạn kinh doanh theo hướng Vietgap, với tổng diện tích 3 ha.

- Địa điểm triển khai:

+ Mô hình 1 tại HTX Châu Giang - xã Châu Giang - huyện Duy Tiên. Quy mô: 1,5 ha.

+ Mô hình 2 tại HTX Hạ Vỹ - xã Nhân Chính - huyện Lý Nhân. Quy mô 1,5ha.

- Dự toán kinh phí thực hiện:     565.966.500 đồng

+ Kinh phí SNKHNLN:               150.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:                       415.966.500 đồng

4. Chi cục Chăn nuôi và thú y

4.1. Hỗ trợ mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt bằng công nghệ vi sinh EM (chế phẩm sinh học BIO)

- Mục tiêu:

+ Thực hiện hỗ trợ và nhân rộng 10 mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm EM-BIO nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Là mô hình điểm để người chăn nuôi tại địa phương tham quan học tập, áp dụng nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

- Quy mô: hỗ trợ xây dựng 05 mô hình chăn nuôi Bò sữa, 05 mô hình chăn nuôi Lợn sử dụng chế phẩm EM-BIO.

- Địa điểm:

+ Xây dựng 05 mô hình chăn nuôi Bò sữa ở Trác Văn huyện Duy Tiên

+ Xây dựng 05 mô hình chăn nuôi Lợn ở Văn Xá huyện Kim Bảng

- Dự toán kinh phí thực hiện:     308.163.600 đồng

+ Kinh phí SNKHNLN:               100.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:                       208.163.600 đồng

4.2. Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi dê trong nông hộ tăng năng suất, an toàn hướng tới xây dựng thương hiệu Dê núi Hà Nam

- Mục tiêu:

+ Xây dựng mô hình chăn nuôi dê trong nông hộ tăng năng suất, chất lượng, an toàn hướng tới xây dựng thương hiệu dê núi Hà Nam.

+ Là mô hình điểm để người chăn nuôi dê tại địa phương tham quan học tập, áp dụng nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi dê theo hướng an toàn, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Tạo đà thúc đẩy nâng cao chất lượng, năng suất, đồng thời nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, kiểm soát tình trạng giao phối đồng huyết, cận huyết và an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi dê tại địa phương.

- Quy mô: Xây dựng 9 mô hình chăn nuôi dê, quy mô chăn nuôi từ 20 con/hộ trở lên.

- Địa điểm: Xây dựng 3 mô hình tại xã Liên Sơn, 3 mô hình tại xã Thanh Sơn, 3 mô hình tại thị trấn Ba Sao huyện Kim Bảng.

- Dự toán kinh phí thực hiện: 511.220.000 đồng

+ Kinh phí SNKHNLN:         200.000.000 đồng

+ Vốn đối ứng của dân:          311.220.000 đồng

Phòng Kế hoạch Tài chính