2. Tình hình dịch hại
2.1. Trên lúa
- Sâu đục thân 2 chấm lứa 5: Trưởng thành vũ hóa rải rác; mật độ ổ trứng trung bình 0,3 - 0,5 ổ/m2, cao 0,8 - 1 ổ/m2. Diện tích nhiễm và phòng trừ: 14.798 ha. Kiểm tra đánh giá sau phun có hiệu quả tốt, một số diện tích phun xong gặp mưa tỷ lệ bông bạc 2 - 4%, cục bộ > 30%. Diện tích bị sâu gây hại 13,6 ha (Kim Bảng: 0,4 ha; Duy Tiên: 5 ha; Lý Nhân: 5 ha; Bình Lục: 1,6 ha; Phủ Lý: 1,6 ha).
- Rầy nâu - rầy lưng trắng lứa 7: Mật độ rầy trung bình 80 - 100 con/m2, nơi cao 500 - 700 con/m2, cục bộ 1.000 - 1.500 con/m2 (rầy rải các tuổi). Diện tích nhiễm: 706 ha, diện tích đã phun trừ: 298 ha.
- Bệnh khô vằn: Phát triển nhanh trên những diện tích xanh tốt, gieo cấy dầy. Tỷ lệ bệnh trung bình 7 - 10%, nơi cao 15 - 20%, cục bộ > 40 % số dảnh. Diện tích nhiễm: 15.001 ha; diện tích đã phòng trừ: 27.542,2 ha (chủ yếu kết hợp phòng trừ với các dịch hại khác như sâu cuốn lá, sâu đục thân).
- Bệnh bạc lá: Tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trên giống nhiễm nặng, các diện tích xanh tốt. Diện tích nhiễm: 746 ha; diện tích đã phòng trừ: 237,7 ha.
2.2. Trên rau màu
Các đối tượng dịch hại đầu vụ đông như bệnh lở cổ rễ, rệp, sâu xanh … ở mức thấp, đang tiếp tục theo dõi.
3. Công tác phát triển chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
3.1. Công tác phát triển chăn nuôi
Hoạt động sản xuất chăn nuôi của tỉnh dần ổn định sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, đàn lợn ước đạt 370 nghìn con, đàn gia cầm ước đạt 8,89 triệu con, tổng đàn trâu, bò ước đạt 36.620 con trong đó đàn bò sữa ước đạt 4.450 con. Giá cả đầu ra một số sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản biến động nhẹ so với tuần trước, cụ thể: lợn thịt hơi xuất chuồng dao động từ 68.000đ - 71.000đ/kg; gà thịt lông trắng hơi xuất chuồng dao động từ 32.000 đ - 33.500đ/kg, gà thịt lông màu dao động từ 43.000đ - 57.000đ/kg; gà thịt thả vườn dao động từ 100.000 đ - 125.000đ/kg; vịt thịt xuất chuồng dao động từ 36.000 đ - 38.000đ/kg; trứng gà dao động từ 2.000 - 2.200 đ/quả; giá bán thương phẩm loại 1 đối với cá trắm cỏ 52.000 - 54.000 đồng/kg, cá chép lai: 47.000 - 48.000 đ/kg, cá trôi, rô phi: 32.000 - 34.000 đ/kg, cá trắm đen: 67.000 - 70.000 đ/kg, cá Lăng đen: 94.000 - 95.000 đ/kg, cá chạch: giá dao động từ 65.000 - 70.000 đ/kg, ốc nhồi: giá dao động từ 65.000 - 69.000 đ/kg.
3.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
a) Công tác giám sát dịch: Công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện thường xuyên tới tận hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên thú y xã, phường, thị trấn và qua công tác kiểm tra, rà soát, giám sát tại các địa phương của cán bộ chuyên môn.
b) Tình hình dịch bệnh: Trong tuần, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm như: LMLM, Tai xanh; cúm gia cầm…
c) Kết quả tiêm phòng vụ Thu (tuần 3): toàn tỉnh đã tiêm phòng được 70.978 con gia súc. Cụ thể: vắc xin LMLM: tiêm được 21.092 con (vắc xin hỗ trợ tiêm được 20.092 con, đạt 15,14% kế hoạch; người chăn nuôi tự tiêm được 1.000 con); vắc xin Dịch tả lợn: tiêm được 39.956 con (trong đó vắc xin hỗ trợ tiêm được 36.891 con, đạt 17,4% kế hoạch; người chăn nuôi tự tiêm được 3.065 con); vắc xin dại chó, mèo: tiêm được 7.500 con, đạt 62,19% kế hoạch; các loại vắc xin khác: Tụ huyết trùng trâu, bò tiêm được 430 con, Tụ dấu lợn 1.000 con, Phó thương hàn 1.000 con.
d) Tháng VSTĐKT (tuần 2): toàn tỉnh đã sử dụng 3.254 lít hóa chất và 49.250 kg vôi bột để tiêu độc, khử trùng tại các chợ, khu giết mổ, khu chăn nuôi tập chung, đường làng ngõ xóm với tổng diện tích được khoảng 6.543.500 m2
e) Nhận định tình hình dịch bệnh trong thời gian tới: Thời tiết chuyển mùa (khô hanh, chênh lệnh nhiệt độ ngày đêm lớn...) làm ảnh hưởng tới sức đề kháng của đàn vật nuôi. Do vậy nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất cao nên người chăn nuôi phải thường xuyên thực hiện tốt việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, tiêm vắc xin đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm.