Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông báo Kết luận của Thứtrưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị“Sơ kết sản xuất vụĐông Xuân 2021-2022; triển khai kếhoạch...

Thông tin chỉ đạo, điều hành Ý kiến chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan  
Thông báo Kết luận của Thứtrưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị“Sơ kết sản xuất vụĐông Xuân 2021-2022; triển khai kếhoạch vụHè Thu, vụMùa và định hướng vụĐông 2022các tỉnh phía Bắc
Ngày  27/5/2022, tại  Thái  Bình,BộNông  nghiệp  và  PTNT  tổchức  Hội nghị“Sơ kết sản xuất vụĐông Xuân 2021-2022,triển khai kếhoạch sản xuất vụHè Thu, Mùa và định hướng  vụĐông 2022các  tỉnh  phía  Bắc”. Tham dựHội nghịcó lãnh đạo các cơ quan thuộc  BộNông nghiệp  và  PTNT;  Trung  tâm  Dựbáo Khí tượng  thủy văn Quốc  gia,  Tổng  cục  Thống  kê;  Hiệp  hội thương mại Giống  cây  trồng  Việt  Nam; Lãnh đạo  UBND  một  sốtỉnh,  SởNông  nghiệp  và PTNT  các  tỉnh,  thành  phốphía  Bắc; đại  diện  một  sốdoanh  nghiệp, cơ quan thống tấn báo, đài Trung ương và địa phương. Thứtrưởng BộNông nghiệp và PTNT  Lê  Quốc  Doanh  vàcác đồng  chí Phó  Chủtịchthường  trực  UBNDtỉnh Thái  BìnhNguyễn Quang Hưng, Phó  Chủtịch  UBND  tỉnh  Hà  NamNguyễn Đức Vượng,Phó Chủtịch UBND tỉnh Hòa BìnhĐinh Công Sứchủtrì Hội nghị.

Sau khi nghe báo cáo của Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Thủy lợi, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia; ý kiến tham luận của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh và Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kết luận Hội nghị như sau:

1. Sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022

- Sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 các tỉnh phía Bắc với điều kiện bất thường của thời tiết, khí hậu với các đợt không khí lạnh kéo dài đã làm thời gian thu hoạch lúa vụ Đông Xuân năm nay chậm hơn so với năm trước từ 7-10 ngày; từ ngày 31/3-03/4 ở các tỉnh miền Trung; đợt thời tiết bất thường kèm theo mưa lớn kéo dài ở các tỉnh ĐBSH, TDMNPB đã ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt đặc biệt là lúa và rau màu. Mặt khác, giá vật tư đầu vào và công lao động tăng cao, điển hình giá phân bón ở mức rất cao.

- Vụ Đông Xuân:

+ Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy ước đạt 1.078 nghìn ha, diện tích giảm khoảng 8 nghìn ha so với vụ Đông Xuân năm trước, sản lượng ước đạt 6,8 triệu tấn.

+ Cây rau màu: tổng diện tích gieo trồng rau màu đến 15/5/2022 đạt 542,0 nghìn ha, trong đó diện tích rau các loại tăng khoảng 12,4 nghìn ha, ngô tăng 4,6 nghìn, còn lại các cây trồng khác đều giảm so với cùng kỳ.

Để vụ bảo vệ kết quả sản xuất Đông Xuân cần tăng cường công tác điều tra, phát hiện và tiến hành phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại cuối vụ như đạo ôn cổ bông, rầy, sâu đục thân; tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa xuân đã chín theo phương châm "Xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất đó; triển khai gieo cấy kịp thời lúa Hè Thu và lúa Mùa, đồng thời tạo quỹ đất cho sản xuất cây vụ Đông ưa ấm.

2. Kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Vụ Mùa

a) Định hướng trong công tác chỉ đạo: Trong sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng của thời tiết cực đoan nhất là mưa lũ gây ngập úng, hạn hán cục bộ,... Vì vậy, các địa phương bám sát tình hình thời tiếtkhí hậu, xây dựng phương án sản xuất vụ Hè thu, vụ Mùa cụ thể, linh hoạt và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Xây dựng chính sách đủ mạnh để hỗ trợ liên kết sản xuất từ sản xuất đến tiêu thụ; nâng cao năng lực hoạt động của các tổ hợp tác, HTX; tích tụ đất đai, dồn điển đổi thửa, liên kết sản xuất tạo ra cánh đồng lớn trên các hộ sản xuất nhỏ; áp dụng cơ giới hóa gắn với giảm chi phí vật tư đầu vào

- Bố trí chân đất và cơ cấu giống hợp lý, sử dụng giống lúa cảm ôn, ngắn ngày làchủ lực; mở rộng tỷ lệ trà lúa mùa cực sớm, sớm để tạo quỹ đất phát triển vụ Đông ưa ấm có giá trị kinh tế cao.

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả gắn với thị trường và liên kết sản xuất.

b) Kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa 2022: toàn vùng dự kiến gieo cấy 1.199 nghìn ha. Năng suất trung bình dự kiến đạt 53,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 6,37 triệu tấn.

3. Tổ chức thực hiện

a) Trung ương:

- Cục Trồng trọt: Chủ trì phối hợp với Tổng Cục Thủy lợi và sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể về diện tích, thời vụ, cơ cấu giống phù hợp theo từng trà lúa, từng vùng, từng khu vực phù hợp với điều kiện địa phương. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu, chỉ đạo kịp thời các địa phương ứng phó với những điều kiện bất thường của thời tiết khí hậu. Tăng cường công tác thanh tra chất lượng giống cây trồng; Tổng hợp các TBKT mới, áp dụng các quy trình canh tác giảm vật tư đầu vào, tăng hiêu quả và bền vững, khẩn trương đưa ra sản xuất giống có thời gian sinh trưởng phù hợp, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh khá...

- Tổng cục Thủy lợi: Theo dõi sát tình hình thời tiết, phối hợp với Tập đoàn Điện lực xây dựng kế hoạch tiêu úng, cung cấp nước kịp thời đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa và vụ Đông 2022 đạt hiệu quả; tổng hợp kịp thời các kiến nghị, đề xuất hỗ trợ kinh phí chống hạn, tiêu úng của các địa phương.

- Cục Bảo vệ thực vật: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác dự tính dự báo, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt lưu ý với rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh bạc lá,..., Tăng cường công tác thanh tra chất lượng vật tư nông nghiệp như thuốc bảo vệ thuốc BVTV, phân bón; khuyến cáo các địa phương sử dụng phân hữu cơ, bón phân cân đối, áp dụng IPM.

- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, phối hợp với địa phương xây dựng các mô hình trình diễn liên kết theo chuỗi giá trị, cơ giới hóa trong sản xuất, ứng dụng mạ khay, máy cấy.

- Các Viện Nghiên cứu, Học viện: Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và giới thiệu các TBKT về giống và biện pháp kỹ thuật để các địa phương áp dụng có hiệu quả.

- Hiệp hội Thương mại giống Cây trồng Việt Nam, các Doanh nghiệp: Có phương án sản xuất, cung ứng giống cây trồng đảm bảo đủ số lượng, chất lượngvới giá hợp lý, phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân.

b) Địa phương:

- Căn cứvào kế hoạch sản xuất chung của Bộ, các địa phương theo điều kiện cụ thể của địa phương mình xây dựng sớm, linh hoạt kế hoạch sản xuất, chỉ đạo thực hiện nhằm đảm bảo về diện tích, sản lượng lúa vụ Hè Thu, Mùa 2022 gắn với kế hoạch sản xuất vụ Đông 2022. Thu hoạch đến đâu làm đất đó; triển khai gieo cấy lúa Hè Thu và lúa Mùa đúng lịch thời vụ theo phương án đã được xây dựng, ưu tiên sử dụng các giống cực ngắn, ngắn ngày, mỗi địa phương nên chọn 2-3 giống chủ lực, gieo cấy tập trung theo vùng để thuận lợi cho việc quản lý sâu bệnh, điều tiết nước và áp dụng các TBKT; hạn chế diện tích lúa gieo sạ. Tăng cường ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, mạkhay, máy cấy, công tác khuyến nông, chuyển giao các TBKT mới, xây dựng các mô hình trình diễn liên kết theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác giảm vật tư đầu vào, sử dụng phế phụ phẩm hữu cơ góp phần giảm chi phí sản xuất. Tăng cường điều tra, dự tính dự báo chính xác, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu, bệnh hại.

- Chủ động đa dạng hóa các nhóm cây trồng vụ Đông; mở rộng diện tích cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định; bố trí hợp lý cơ cấu nhóm cây ưa ấm, ưa lạnh và nhóm trung tính, các cây có giá trịkinh tếcao, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh giống, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá và hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Xây dựng các phương án phòng chống thiên tai chủ động đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết và dịch hại xảy ra; kế hoạch điều tiết nước, dự trữ nước đảm bảo đủ nước cho gieo, cấy, yêu cầu sinh trưởng phát triển lúa Hè Thu, lúa Mùa.

- Chủ động rà soát diện tích không chủ động nước, nguy cơ thiếu nước để chuyển đối sang cây rau màu, dược liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, chuyển đổi phải gắn liền với liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm gắn vớinhu cầu thịtrường...

- Các địa phương tiếp tục thực hiện các chính sách đã được Trung ương, địa phương ban hành, đồng thời tham mưu đề xuất các chính sách đặc thù của địa phương nhằm khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi; doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để các đơn vị biết, phối hợp thực hiện./.​

Bộ Nông nghiệp & PTNT