1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú,
số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
c) Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng;
- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng;
- Tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ 05 năm trở lên;
- 02 ảnh 3x4 (cm).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này)
b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Quyết định cấp Thẻ giám định viên: 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc Quyết định từ chối cấp Thẻ
giám định viên.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam (có nơi thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú);
- Có phẩm chất đạo đức tốt (không bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về giống cây trồng hoặc về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án
tích);
- Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định (đã trực tiếp làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra về giống cây trồng tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng, nghiên cứu, giảng dạy về bảo hộ giống cây trồng tại tổ chức nghiên cứu, đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp, hoặc tư vấn về pháp luật về bảo hộ giống cây trồng dưới danh nghĩa người đại diện quyền đối với giống cây trồng).
(Căn cứ khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ)
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Khoản 2 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản
lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.