2.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong các trường hợp:
- Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ v.v...) đến mức không sử dụng được;
- Thông tin được ghi nhận trong Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ.
b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp lại Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của
người được cấp Thẻ;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định
viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
* Trong trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ.
c) Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;
- 02 ảnh 3x4 (cm);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này)
b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Quyết định cấp lại thẻ giám định viên: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gây ra: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc Quyết định từ chối cấp
Thẻ giám định viên.
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Khoản 3 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản
lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.