Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kế hoạch phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 ...

Thông tin tuyên truyền, phổ biến  
Kế hoạch phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Kế hoạch số 291/KH-UBND ngày 22/02/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc bạn hành Kế hoạch phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

1. Mục đích 

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ. 

- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hiện có; thành lập thêm HTXNN, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. 

2. Yêu cầu 

- Bám sát các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 106/NQCP, từ đó đề ra mục tiêu đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 

- Phát triển HTXNN phải thực chất, hiệu quả góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn tỉnh theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vào quản lý sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. 

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 

- Phấn đấu có ít nhất 80% số HTXNN hoạt động hiệu quả (đạt loại khá trở lên); mỗi năm thành lập thêm từ 8-10 HTXNN; có 15-20 HTX có sản phẩm OCOP. 

- Mỗi huyện, thành phố, thị xã xây dựng ít nhất 01 mô hình HTXNN điển hình liên kết theo chuỗi giá trị. 

- Phấn đấu có 40% - 50% số HTXNN tham gia liên kết và 15% - 20% số HTXNN ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 

- 100% cán bộ chủ chốt, cán bộ HTXNN được đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ. 

III. Nhiệm vụ và Giải pháp 

1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ tương chính sách, pháp luật về HTX để nâng cao nhận thức cho cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người dân 

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách pháp luật về HTX tới cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh như: Luật HTX năm 2023; Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và các văn bản liên quan đến HTXNN. 

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tổ chức hội thi tìm hiểu về HTX, chuyên mục về phát triển kinh tế tập thể, khởi nghiệp sáng tạo trong HTXNN trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là tuyên truyền bằng những bài phóng sự trên đài truyền hình Hà Nam định kỳ theo tháng, quý để phổ biến rộng rãi đến người dân và nhân rộng các mô hình HTXNN hoạt động hiệu quả để tuyên truyền, vận động thành lập mới, sáp nhập HTX để hoạt động hiệu quả hơn. 

2. Củng cố, phát triển các HTXNN 

- Triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030". 

- Thường xuyên khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế tại các địa phương về nhu cầu thành lập HTX mới, trên cơ sở đó khuyến khích, hỗ trợ thành lập mới các HTXNN đảm bảo theo quy định Luật HTX. 

3. Xây dựng mô hình HTXNN điển hình gắn với chuỗi giá trị 

- Lựa chọn HTXNN có vùng sản xuất các phẩm chủ lực, lợi thế của địa phương để xây dựng mô hình điển hình theo chuỗi giá trị, hướng tới hình thành vùng nguyên liệu tham gia chuỗi liên kết vùng. 

- Thu hút lao động trẻ, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng vào làm việc trong các HTXNN. 

4. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, thành viên HTXNN 

- Triển khai hiệu quả kế hoạch đào nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2025, trong đó lồng ghép chương trình đào tạo nghề Giám đốc HTXNN. - Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và chuyên môn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh cho cán bộ và thành viên của HTXNN. 

5. Chính sách tín dụng và Khoa học - công nghệ 

- Tạo điều kiện thuận lợi để HTXNN tiếp cận tín dụng; vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. 

- Tư vấn, hỗ trợ HTXNN tiếp cận các kênh vay vốn; ưu tiên HTXNN có phương án sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. 

- Hỗ trợ các HTXNN ứng dựng khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc. 

- Khuyến khích, hỗ trợ HTXNN tham gia phát triển vùng nguyên liệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị nông sản; cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi gắn với phát triển vùng nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 

6. Đầu tư kết cấu hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp 

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch 1099/KH-UBND ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 (mô hình HTXNN đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản). Từ đó nhân ra diện rộng trên địa bàn tỉnh. 

- Hỗ trợ HTXNN máy móc, thiết bị; khuyến khích tích tụ ruộng đất với quy mô lớn để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tham gia liên kết sản xuất. 

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXNN thuê đất ổn định lâu dài, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. 

7. Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn 

- Hướng dẫn các HTXNN triển khai thực hiện Luật HTX; tổ chức đại hội nhiệm kỳ HTXNN; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, điều lệ HTXNN. 

- Tăng cường kiểm tra giám sát tình hình hoạt động HTXNN trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của HTXNN. 

- Chế độ thông tin báo cáo phải kịp thời, quản lý giám sát đánh giá hoạt động của HTXNN. 8. Nâng cao vai trò cấp ủy đảng, chính quyền, Liên minh HTX tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội. 

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhưng không can thiệp sâu vào hoạt động cụ thể của HTX. 

- Tăng cường phối hợp hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh HTX tỉnh trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phát triển HTXNN.

Văn phòng Sở