Thực hiện Chương trình phối hợp liên ngành về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được ký kết ngày 04/9/2024 tại Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng Kế hoạch triển khai với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Thực hiện Quyết định số 877/QĐ-BNN-CĐS ngày 29/3/2024 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp & PTNT năm 2024; Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2024 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch chuyển đổi số hàng năm của UBND tỉnh; Kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam; Kế hoạch số 46/KH-SNN ngày 14/12/2023 Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 của Sở Nông nghiệp & PTNT.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ký kết Chương trình phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Tỉnh đoàn Hà Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
II. NHIỆM VỤ
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động Nền tảng truy xuất nguồn gốc (http://hna.check.net.vn).
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
- Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm; Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Trung tâm Khuyến nông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.1. Quản lý, duy trì, theo dõi, đăng tải thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
- Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trung tâm Khuyến nông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.2. Hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
- Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trung tâm Khuyến nông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3. Hỗ trợ các xã triển đang khai xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; mô hình thôn, xã thông minh có các sản phẩm OCOP hoặc tương đương (VietGap…) được tham gia trên nền tảng truy xuất nguồn gốc.
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm; Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Trung tâm Khuyến nông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Lựa chọn các hộ sản xuất nông nghiệp đủ điều kiện, có mong muốn chuyển đổi lên sàn giao dịch thương mại điện tử để tập trung hỗ trợ, xây dựng điển hình. Xây dựng quy trình chuẩn, đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, bảo đảm cho sản phẩm lưu thông đến tay người tiêu dùng có chất lượng tốt. Hỗ trợ đề xuất, lựa chọn các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, sản phẩm đầu vào có uy tín, thương hiệu tham gia bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử phục vụ nhu cầu sản xuất của các hộ sản xuất nông nghiệp
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
- Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trung tâm Khuyến nông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Triển khai Hệ thống thông tin chuyên ngành nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ đưa ra cảnh báo về tình hình sâu bệnh, quản lý, giám sát gia súc, gia cầm, vật nuôi… nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và rủi ro thị trường gây ra
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm; Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Triển khai Phần mềm ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (Nếu có kinh phí triển khai)
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm; Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Trung tâm Khuyến nông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn kinh phí thường xuyên của các đơn vị theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp liên ngành về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong đơn vị.
- Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở được phân công thực hiện nội dung trong Kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp liên ngành có trách nhiệm chủ động phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả thực hiện.
- Căn cứ Kế hoạch này, Thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở báo cáo nội dung, kết quả thực hiện triển khai nội dung của đơn vị, báo cáo định kỳ vào ngày 20 của tháng cuối Quý, gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Văn phòng) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Sở.
2. Văn phòng
Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện; tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Sở theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp liên ngành về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của Sở Nông nghiệp & PTNT. Yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc Sở nghiêm túc triển khai. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, phản ánh về Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Văn phòng) để tổng hợp, báo cáo Ban Giám đốc Sở xem xét, giải quyết./.