Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại chính trên cây nhãn, vải tại huyện kim bảng năm 2010

Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại chính trên cây nhãn, vải tại huyện kim bảng năm 2010
Sâu bệnh gây hại trên cây nhãn vải trong tỉnh Hà Nam tương đối phức tạp và gây thiệt hại đáng kể như bệnh sương mai và bọ xít hại nhãn, vải hàng năm gây hại từ 60-80%, nếu không phun trừ kịp thời số hoa, quả bị rụng 50-90%... Để dần hoàn thiện công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo sâu bệnh trên cây nhãn, vải, năm 2010 Chi cục BVTV Hà Nam thực hiện “ Điều tra thành phần sâu bệnh hại chính trên cây nhãn, vải tại 3 xã Liên Sơn, Ba Sao, Thanh Sơn huyện Kim Bảng. Kết quả điều tra là cơ sở để đề xuất các giải pháp phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn, vải.

 

Kết quả cho thấy mật độ bọ xít cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, đây cũng là căn cứ quan trọng để xác định giai đoạn phun trừ hiệu quả nhất giúp việc bảo vệ hoa và quả non, mặt khác trong khoảng thời gian này bọ xít đang ở tuổi nhỏ nên việc phun trừ rất có hiệu quả. Từ tháng 10 – 12 bọ xít qua Đông nên hầu như không di chuyển và gần như không gây hại.

 

Đồ thị 1: Diễn biến mật độ bọ xít gây hại trong thời gian điều tra

Đồ thị thể hiện rất rõ mật độ bọ xít tăng dần và đạt cao điểm vào tháng 4 giai đoạn quả non. Giai đoạn lộc thu vào tháng 9 mật độ bọ xít có tăng hơn gây hại lộc thu. Từ tháng 10 – 12 bọ xít qua Đông nên hầu như không di chuyển và gần như không gây hại.

Bệnh sương mai phát triển mạnh vào giai đoạn hoa và quả từ tháng 2 đến tháng 4. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ ngày 4/2 khi một số cây vải sớm bắt đầu có hoa nở và bệnh phát triển tăng dần đạt cao điểm 13/3 - 25/3, lúc này nhãn đang đoạn nở hoa rộ - đậu quả. Đây cũng là thời kỳ phun có hiệu quả để bảo vệ cành mang hoa và quả để đảm bảo năng suất.

 

 

 

Đồ thị 2: Diễn biến bệnh sương mai trong thời gian điều tra

 

 

 

Qua đồ thị ta thấy tỷ lệ bệnh sương mai tăng dần và đạt cao điểm vào tháng 3 giai đoạn hoa nở rộ - đậu quả. Đây là thời điểm khuyến cáo bà con phun phòng lần 1 vào tháng 2 giai đoạn hoa cái bắt đầu nở, phun lần 2 vào giữa tháng 3 - cuối tháng 3 khi đậu quả hoàn toàn. Tỷ lệ bệnh giảm dần vào các tháng sau.

Kết quả điều tra tại 3 xã bước đầu đã xác định được 13 loài sâu bệnh hại trên cây nhãn vải, trong đó sâu hại có 8 loài thuộc 4 họ côn trùng khác nhau, có 4 loài bệnh hại và 1 loại thực vật ký sinh là dây tơ hồng. Trong số các loài gây hại trên, 4 loài thường xuyên gây ảnh hưởng đến năng suất nhãn, vải đó là: bệnh sương mai thường phát sinh trước, phun trừ giai đoạn hoa nở - đậu quả (tháng 2 – 3); Bọ xít gây hại giai đoạn quả non vào tháng 3 - cuối tháng 4; Nhện lông nhung gây hại mạnh vào mùa hè từ tháng 4 - tháng 6; Sâu đục quả vải gây hại mạnh tháng 5. Cách nhận biết và biện pháp phòng trừ 4 loài:

 

Bọ xít:

Trứng đẻ ở mặt dưới của lá thành từng ổ 12-14 trứng có màu xanh lục, sau khi đẻ 9-12 ngày nở thành sâu non. Bọ xít non và bọ xít trưởng thành đều dùng vòi cắm vào trích hút những đọt non, cuống hoa và những chùm quả non chưa chín làm cho đọt và chùm hoa bị héo, quả non bị rụng, quả lớn bị thối ảnh hưởng đến năng suất chất lượng quả. Tập quán của bọ xít trưởng thành là khi gặp kẻ thù thì tiết ra chất có mùii hôi (bọ xít đái) để tự vệ hoặc giả tảng chết rơi xuống đất rồi tìm chỗ ẩn, có khi nó chỉ giả chết rơi một đoạn chưa tới đất rồi vụt bay đi.

Biện pháp phòng trừ: Tháng 12, tháng 1 bắt bọ xít qua đông vào những đêm tối trời, thời tiết lạnh, rung cây cho bọ xít rơi xuống để bắt. Cuối mùa đông đầu mùa hè, theo dõi ngắt các lá có ổ trứng đốt đi. Phun thuốc diệt bọ xít nhất là sâu non chưa bay được. Thuốc sử dụng diệt bọ xít gồm Dipterex 0,3%, Sherpa 25EC 0,2-0,3%. Trebon 0,15-0,2%,  Supracide 40EC, Fastax 50EC phun lượng 600-800 lít nước thuốc đó pha/ha. Trừ bọ xít trưởng thành nên phun trước khi chúng giao phối đẻ trứng. Trừ bọ xít non giai đoạn chúng cũn sống tập trung (1-2 đầu tuổi 3) trước khi chúng phân tán ra quả non gây hại.

Trong điều kiện chưa cần thiết cũng không nên dùng thuốc để duy trì và phát triển quần thể các loài ong ký sinh trứng bọ xít như Anatatus aff. Japonicus và ong Oeneyrtus fongi Tryapizin, nhằm hạn chế quần thể bọ xít và bảo vệ đàn ong đi lấy mật.

 

Nhện lông nhung.

Nhện có kích thước rất nhỏ, dài 0,14-0,17 mm, rộng 0,035-0,04 mm. Thân nhện hỡnh trụ dài nhỏ dần về phớa đuôi, phần ngực có 2 đôi chân, phần bụng có 70-71 đốt, màu trắng ngà. Nhện trưởng thành xâm nhập vào các chồi non mới nhú sinh sống và đẻ trứng ở đó, sau khi các lá non mở ra được 1-1,5 cm xuất hiện những sợi lụng nhung. Ban đầu vết lông nhung có màu xanh, sau đó chuyển sang màu trắng bạc, trắng hơi vàng rồi vàng nâu, cuối cùng thành màu nâu sẫm và cũng là lúc nhện lại di chuyển sang các chồi non khác. Nhện lông nhung chỉ phát sinh ở bề mặt phía dưới làm cho lá nhỏ, cong queo, ảnh hưởng tới quang hợp, hoa bị bệnh lông nhung không có khả năng nở hoa và thụ phấn, quả non không lớn lên được và bị rụng. Bệnh lông nhung hại nhãn vải phát triển mạnh vào vụ Xuân, vụ Hè, vụ Đông và vụ Thu bị nhẹ hơn.

 

Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh vườn bằng cách ngắt bỏ thu gom những cành lộc bị bệnh đốt đi, phải thực hiện trước khi vết lông nhung có màu vàng nâu, để ngăn chặn sự di chuyển của nhện. Phun các loại thuốc trừ nhện như Pegasus 500ND nồng độ 0,15%, phun 600-800 l/ha. Ortus 3SC nồng độ 0,15%, phun 600-800 l/ha. Regent 800WG, pha 1g cho 1 bình 10 lít nước, phun 600-800 l/ha. Phun thuốc khi các đợt lộc non vừa nhú, phun muộn hoặc sớm hơn hiệu quả phòng trừ sẽ kém.

 

 

Sâu đục cuống quả vải.

Bướm trưởng thành nhỏ, sải cánh dài 5-6 mm, cánh trước có vằn sọc màu trắng ngà, hình răng cưa, khi đậu 2 cánh giao nhau ở lưng. Trứng đẻ trên các cuống quả, nách lá non có hình tròn hơi dẹt. Sâu non có màu trắng sữa, phía lưng màu hơi hồng. Nhộng có vỏ rất mỏng, đầu nhộng có màu, nhọn hơi lồi lên, râu nhộng dài hơn thân. Sâu non khi mới nở đục vào cuống quả, gân lá, cuống hoa. Những lá bị sâu đục kém phát triển, bị khô và rũ xuống, những chồi hoa bị sâu hại làm nhành hoa bị khô. Quả bị hại phần cuống quả có phần đùn ra ngoài, quả không bị rụng nhưng bên trong có sâu non nên chất lượng quả giảm.

 

Biện pháp phòng trừ:

Sau khi thu hoạch quả, vệ sinh vườn, đốn tỉa tạo hỡnh, bón phân tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra lộc thu đều và khoẻ, cần ngắt bỏ lộc đông. Trước khi thu hoạch quả 22-25 ngày, phun các loại thuốc hoá học như Dipterex nồng độ 0,15%, Padan 95SP nồng độ 0,1%, Pagasus 500ND nồng độ 0,15%, phun 600-800 lít nước thuốc đó pha/ha. Trà vải chín sớm tỷ lệ sâu hại ít, trà vải chín cuối vụ thường bị hại nặng, cần chú ý phòng trừ cho trà vải cuối vụ.

Bệnh sương mai: Do nấm Phytophthora sp gây ra.

Lá: bệnh thường gây hại trên lá bánh tẻ, từ chóp lá vào, lá bị bệnh đầu tiên có màu xanh hơi nhũn nước, sau đó vết bệnh lan dần ra có màu xám đen, bệnh có thể làm rụng lá. Nếu thời tiết có ẩm độ cao lá bị nhũn, không khí khô lá cũng khô giòn.

Hoa: khi phát hoa sắp đạt chiều dài tối đa, bệnh làm cho phát hoa sậm màu sau đó khô đi, các hoa trên phát hoa đó cũng khô và có màu nâu đen.

Quả: Có thể gây hại ở bất kỳ vị trí nào trên chùm quả, và gây hại khi quả khoảng 1 tuần tuổi đến khi trái chín.

Cành: thường gây hại trên cành non, cành bệnh có màu sậm, sau đó lan dần đến phần già khiến cành khô và chết.

 

Biện pháp phòng trừ:

Sau khi thu hoạch quả xong cần tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cành bên dưới tạo sự thông thoáng trong vườn vì bệnh thường gây hại trên cành non. Vệ sinh vườn lần 2 vào mùa đông, ngắt lộc đông, đồng thời tiến hành phun phòng bằng thuốc Boocđô 1%, Oxycloruađồng 80BTN để bảo vệ cho đợt lộc đông, tránh nguồn lây lan sang chùm hoa. Tiêu diệt nguồn bệnh ở trong đất bằng hỗn hợp dung dịch Sulfatđồng 0,2 - 0,3% +  nước xà phòng bột pha 0,1% để tưới xung quanh gốc cây. Dùng cây chống đỡ các chùm nhón gần mặt đất để hạn chế nguồn bệnh từ đất lên. Phun thuốc khi bệnh gây hại lần 1 khi tỷ lệ hoa cái nở 10%, lần 2 khi quả đậu hoàn toàn: hướng dẫn sử dụng 1 số loại thuốc như: Score 250EC, Ridomilgold 68WP, Mancozeb 80WP , Curzate M8 72 WP, Aliette 80WP, hay thuốc gốc Metalaxyl nồng độ 1 - 3 %. Phun 7-10 ngày/lần nếu thời tiết mưa phùn liên tục kéo dài trong nhiều ngày giai đoạn nhãn ra hoa.


Mai Huê