Sở Nông nghiệp & PTNT nhận được văn bản số 1338/SNV-XDCQ&CTTN ngày 13/11/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam về việc báo cáo tổng kết công tác dân vận năm 2024, phương hướng nhiệm vụ công tác dân vận năm 2025, Sở Nông nghiệp & PTNT báo cáo với những nội dung chính như sau:
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam có 05 phòng[1], 05 chi cục[2] và 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Ban Giám đốc Sở hiện có 04 đồng chí; đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức trong cơ quan đều có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, có ý thức chấp hành tốt các nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1 . Thuận lợi
Sở Nông nghiệp & PTNT luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, công tác dân vận đã được Đảng uỷ Sở, Lãnh đạo Sở quan tâm, chỉ đạo công chức, viên chức và người lao động tổ chức thực hiện thông qua quá trình thực thi công vụ, dần dần đã tạo được sự chuyển biến nhận thức và hành động của người dân. Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, xác định có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Do vậy, việc tăng cường, đẩy mạnh công tác dân vận là hoạt động cần thiết, nhằm nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
2. Khó khăn
Ngành Nông nghiệp & PTNT là một ngành kinh tế - kỹ thuật với địa bàn hoạt động rộng lớn, các lĩnh vực quản lý đều có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân như cây trồng, vật nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, kênh mương thủy lợi, xây dựng nông thôn mới,… là ngành dễ bị tổn thương do thường xuyên chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh và biến động giá cả thị trường. Các yếu tố đó tác động gây khó khăn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ngành.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác dân vận
Đảng uỷ Sở, Lãnh đạo Sở luôn xác định việc thực hiện công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện thường xuyên liên tục. Sở đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận khá đồng bộ, cơ bản sát với yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân. Nhiều cơ chế chính sách được ban hành và triển khai kịp thời đã tác động tích cực đến đời sống của người dân.
Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện, các văn bản về thực hiện công tác dân vận như: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp"; Quyết định số 23-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Quy chế số 05-QC/TU ngày 09/12/2021 của Ban Thường vụTỉnh ủy về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam; Chị thị số 19-CT/TU và Kết luận số 418-KL/TU ngày 09/01/2024 về tiếp tục thực hiện Chị thị số 19-CT/TU ngày 16/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Công văn số 1132/UBND-TCDNC về thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới,… Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở như: Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Cùng với đó các đơn vị đã gắn triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo" với quán triệt tư tưởng, phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các Chương trình, Đề án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, ý thức trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; giải quyết kịp thời những bức xúc của nhân dân.
2. Kết quả công tác dân vận
2.1. Việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; tác động của chính sách, pháp luật đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và đời sống Nhân dân.
Trong năm 2024, thực hiện chương trình nhiệm vụ công tác được giao Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ động, tham mưu Uỷ ban nhân tỉnh công bố và ban hành các văn bản: Kế hoạch 291/KH-UBND ngày 22/02/2024 của UBND tỉnh về việc phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Kế hoạch số 344/KH-UBND ngày 01/3/2024 của UBND tỉnh về việc bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam năm 2024-2025; Quyết định 23/2024/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của UBND tỉnh về ban hành đơn giá cây trồng vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tiếp tục tham mưu, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy
mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây
dựng nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND tỉnh về Ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 1876/KH-UBND về chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019 -2020, định hướng đến năm 2025.
2.2. Việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng uỷ, Ban Giám đốc Sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện công tác dân vận năm 2024 với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, trọng tâm quán triệt thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới. Qua đó, nhận thức của các phòng, đơn vị và đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác dân vận của chính quyền được nâng lên; công tác dân vận trở thành nhiệm vụ, phương pháp làm việc thường xuyên gắn với chức năng, nhiệm vụ của phòng, đơn vị và quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu.
Ban Giám đốc Sở chỉ đạo các phòng, đơn vị lồng ghép việc thực hiện công tác dân vận vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quy chế hoạt động, quy chế dân chủ ở cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo phụ trách và các chuyên viên tham mưu về công tác dân vận ở các phòng, đơn vị; đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước, kế hoạch của tỉnh về công tác dân vận thành chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể tại cơ quan, đơn vị đáp ứng quyền, lợi ích, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
2.3. Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước; kết quả bước đầu về công tác phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; việc phát huy vai trò của Nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, cán bộ, công chức, viên chức. Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra công vụ; xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, gây phiền hà cho Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.
Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện, các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Kế hoạch số 1162/KH-UBND ngày 19/6/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức nhằm kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2023, trong đó đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ kết hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị, đánh giá việc thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với cơ quan, tổ chức, công dân, thực hiện công khai báo cáo tài chính của cơ quan cho công chức, viên chức được biết và thảo luận phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2024. Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Lãnh đạo Sở đã tiếp thu ý kiến đóng góp và giải đáp các thắc mắc của công chức, viên chức, đưa ra các biện pháp nhằm cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và đời sống của công chức, viên chức. Đồng thời, thực hiện tốt việc khen thưởng, động viên kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch công tác, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công tác được giao.
Sở Nông nghiệp & PTNT đã quán triệt, thực hiện nghiêm Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp, Văn bản số 2104/UBND-TCDNC ngày 30/10/2023 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đến từng cán bộ,công chức, viên chức, người lao động. Thường xuyên chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/ĐU ngày 02/3/2021 của Đảng ủy Sở về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của đảng viên, công chức, viên chức thuộc Đảng bộ Sở Nông nghiệp & PTNT; Công văn số 389/SNN-TCCB về việc tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở tới công chức, viên chức và người lao động của các phòng, đơn vị.
Hàng năm, Sở đều xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.
2.4. Kết quả thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phục vụ người dân; việc thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận, giám sát hoạt động của Sở và giám sát công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ. Sở Nông nghiệp & PTNT đã duy trì và sử dụng tốt phần mềm quản lý văn bản, phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên Cổng thông tin điện tử của Sở và Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đảm bảo sự rõ ràng, thuận lợi, dễ tra cứu cho cá nhân, tổ chức đến giải quyết thủ tục hành chính. Đến thời điểm hiện tại, số hồ sơ yêu cầu giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Trung tâm hành chính công là 258 hồ sơ, trong đó có 258 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến. Số hồ sơ giải quyết sớm trước hạn là 255 hồ sơ, đạt 98,8%, 03 hồ sơ đang giải quyết (trong hạn). Đến nay, UBND tỉnh và Sở chưa nhận được ý kiến phàn nàn của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thời gian giải quyết TTHC trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định về tiếp công dân; Sở đã bố trí địa điểm dành riêng cho việc tiếp công dân đảm bảo các điều kiện để công dân đến trình bày, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận tiện. Việc tiếp công dân định kỳ được thực hiện vào thứ 5 hàng tuần, được thực hiện bởi Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, lãnh đạo Văn phòng Sở và lãnh đạo Thanh tra Sở; từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp & PTNT không có công dân trực tiếp tới phòng tiếp dân của Sở phản ánh, kiến nghị hoặc tố cáo.
Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT quán triệt, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xác định là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm thường xuyên, lấy hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác; đồng thời ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đề ra các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất thực hiện tốt công tác tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện niêm yết “Quy định tiếp công dân của Sở Nông nghiệp & PTNT" tại Phòng tiếp công dân của Sở; Ban hành quy định về giải quyết thủ tục hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Thực hiện công khai số điện thoại, hòm thư điện tử của Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, cán bộ, chuyên viên làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.5. Công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phối hợp thực hiện công tác dân vận với Ban Dân vận cấp ủy cùng cấp. Nhất là phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và việc tiếp thu ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội đối với các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương, đơn vị.
Công tác phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội được củng cố, tăng cường; việc tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp giữa Lãnh đạo Sở với các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh luôn được quan tâm thực hiện tốt, tạo thuận lợi trong việc vận động hội viên, đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội cựu chiến binh đã chủ động tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh hướng dẫn đoàn viên, hội viên tiếp cận việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở. Thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên. Chủ động phối hợp với Lãnh đạo Sở, thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đến đoàn viên, hội viên.
3. Phong trào thi đua “Dân vận khéo"
Lãnh đạo Sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, trong đó có nội dung về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo" gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hóa" trong nội bộ" và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo" với các hình thức phong phú, đa dạng như: Thông qua các buổi sinh hoạt cơ quan và mạng nội bộ, tổ chức quán triệt, tuyên truyền các văn bản của trung ương, của tỉnh cụ thể là: Kế hoạch số 07-KH/BCĐ ngày 14 tháng 01 năm 2021 của Ban chỉ đạo phong trào thi đua Dân Vận khéo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Chương trình số 06-CTr/BDVTU-BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Ban dân vận Tỉnh uỷ và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Nam về chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Tỉnh uỷ và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác dân vận giai đoạn 2021-2026; Công văn số 182-CV/BDVTU ngày 29 tháng 3 năm 2022 về việc thực hiện Hướng dẫn số 22-HD/BCĐ, ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo" tỉnh.
Thực hiện Công văn số 39-CV/BCĐ ngày 24 tháng 01 năm 2024 của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo" tỉnh Hà Nam về việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo" năm 2024, Sở nghiệp & PTNT đã ban hành Công văn số 238/SNN-VP ngày 06/3/2024 về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo" năm 2024 gửi các đơn vị trực thuộc để đăng ký triển khai. Trên cơ sở tổng hợp, đăng ký thực hiện mô hình “Dân vận khéo" năm 2024 của các phòng, đơn vị. Sở đã gửi văn bản số 249/SNN-VP ngày 09/3/2024 về việc đăng ký xây dựng mô hình “Dân vận khéo" năm 2024.
a, Mô hình “Tăng cường công tác kiểm tra cơ sở kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh"
Sở Nông nghiệp đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm thường xuyên rà soát cập nhập văn bản pháp luật mới liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để kịp thời tham mưu lãnh đạo trong công tác kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn tỉnh khi có thay đổi.
Thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 do Sở Nông nghiệp & PTNT phát động, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm Hà Nam thực hiện mô hình “Dân vận khéo" với nội dung "Tăng cường công tác kiểm tra cơ sở kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh", kết quả thực hiện như sau:
Ngay từ đầu năm, Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm chỉ đạo bộ phận chuyên môn thường xuyên rà soát cập nhập văn bản pháp luật mới liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để kịp thời tham mưu lãnh đạo trong công tác kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn tỉnh khi có thay đổi.
- Căn cứ Kế hoạch được giao đầu năm 2024, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tập chung xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Lãnh đạo Chi cục đã ban hành 02 Quyết định thành lập đoàn đánh giá thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV và phân bón.
- Năm 2024, Chi cục ban hành 03 Quyết định thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành và đánh giá điều kiện kinh doanh số:
+ Quyết định số 01/QĐ-TT,BVTV& KL ngày 04/01/2024 V/v thành lập đoàn kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
+ Quyết định số 02/QĐ-TT,BVTV& KL ngày 04/01/2024 V/v thành lập đoàn kiểm tra điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
+ Quyết định số 03/QĐ-TT,BVTV&KL ngày 13/8/2024 V/v Kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành trong kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2024.
- Căn cứ kế hoạch và thực hiện 03 Quyết định, năm 2024 Đoàn kiểm tra của Chi cục đã tiến hành kiểm tra được 55 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Tất cả các cơ sở được kiểm tra đều chấp hành cơ bản đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh buôn bán.
- Lồng ghép trong các buổi kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra đánh giá điều kiện, Đoàn cũng tuyên truyền hướng dẫn các cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong việc thực hiện kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV.
b, Mô hình “Xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn theo VietGAP, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm"
Thực hiện Quyết định số 1350/QĐ-UBND, ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Chương trình, nhiệm vụ hoạt động sự nghiệp Khuyến nông tỉnh Hà Nam năm 2024; Quyết định số 206/QĐ-UBND, ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Chương trình, nhiệm vụ hoạt động sự nghiệp Khuyến nông tỉnh Hà Nam năm 2024. Vụ Xuân năm 2024, Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện “Mô hình sản xuất lúa an toàn theo VietGAP, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm" đến nay đã thu được một số kết quả cụ thể như sau:
Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT; Trung tâm DVNN các huyện, UBND các xã chọn địa điểm triển khai mô hình:
+ Tiêu chí lựa chọn địa điểm để triển khai xây dựng mô hình là vùng được quy hoạch phát triển nông nghiệp và có truyền thống sản xuất lúa... diện tích gọn vùng, gọn thửa, có khả năng nhân rộng để liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở, doanh nghiệp.
+ Tiêu chí chọn hộ, hợp tác xã: là đơn vị tự nguyện tham gia xây dựng mô hình, có diện tích sản xuất lúa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để triển khai thực hiện, có khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; cam kết có đủ điều kiện về vốn, nguồn nhân lực... đảm bảo để đầu tư. Từ kết quả thực tế chủ động duy trì, mở rộng quy mô sau khi kết thúc dự án và tuyên truyền cho các hộ nông dân khác tại địa phương cùng thực hiện. Cụ thể các địa phương như sau:
+ Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty CP chứng nhận Quốc tế đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP, Công ty CP chứng nhận CAC đơn vị đào tạo, tư vấn tổ chức 06 tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa theo VietGAP, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, kết hợp với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững cho 720 lượt người tham gia mô hình.
+ Phân công cán bộ phụ trách các mô hình thường xuyên bám sát theo dõi, phối hợp với các đơn vị liên quan đưa ra các giải pháp kỹ thuật kịp thời, hiệu quả.
+ Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết tham quan học tập để đánh giá hiệu quả của mô hình làm cơ sở cho việc tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
+ Hình thức hỗ trợ sau đầu tư: HTX, hộ nông dân tham gia mô hình chủ động chuẩn bị các điều kiện về quỹ đất, nhân lực, giống và các vật tư... để thực hiện mô hình; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí mua vật tư thiết yếu như: giống, phân bón, thuốc BVTV; hỗ trợ 100 % kinh phí chứng nhận VietGAP.
+ Định mức hỗ trợ: Theo Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 20/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam. Cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ 50% kinh phí giống, vật tư, thuốc BVTV;
+ Hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP;
+ Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, triển khai thực hiện mô hình.
* Đánh giá hiệu quả:
- Hiệu quả khoa học:
Khác với phương pháp cấy tay phương pháp cấy bằng máy với khoảng cách thưa (18-20cm x 30cm) tương đương mật độ 17-19 khóm/m2 (cấy tay 40-42 khóm/m2), số dảnh hữu hiệu/khóm cao (9-12 dảnh/khóm trong khi lúa cấy tay từ 4-6 dảnh/khóm), phương pháp này giúp giảm giống, cây lúa sử dụng hiệu quả ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh so với phương pháp sản xuất lúa thông thường.
- Hiệu quả kinh tế:
- Đối với khâu làm đất: các HTX đã điều hành các tổ dịch vụ làm đất tại địa phương để chủ động làm đất theo thời vụ (khoảng 200.000đ/sào);
- Đối với khâu làm mạ và cấy máy: Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ các HTX tìm các tổ dịch vụ làm mạ khay, cấy máy uy tín như: Tổ dịch vụ của ông Lê Văn Thắng - huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Văn Thành, ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (từ 280.000 - 300.000đ/sào);
- Đối với khâu phun thuốc BVTV: Phòng Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho UBND huyện Lý Nhân hỗ trợ 02 lần công phun thuốc BVTV bằng thiết bị máy bay không người lái tại HTX NN Nhân Phúc do Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời thực hiện, các điểm còn lại do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Liêm tổ chức phun bằng máy bay không người lái.
- Đối với khâu thu hoạch: Các HTX chủ động thuê tổ máy giá phù hợp (từ 100.000-120.000 đ/sào) để thu hoạch, sản phẩm có thể được thu mua tươi để sấy máy hoặc phơi khô qua một nắng.
- Đối với khâu liên kết tiêu thụ sản phẩm: Các HTX đã ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Lương thực Long Vũ - tỉnh Hà Nam; Công ty TNHH Hưng Phú - tỉnh Hưng Yên để bao tiêu sản phẩm lúa - gạo, dự kiến giá thu mua lúa khô 12.000đ/kg.
Như vậy, so với phương pháp gieo sạ và cấy tay, lúa cấy ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất cho lãi từ 11-13 triệu đồng/vụ/ha.
- Hiệu quả xã hội:
- HTX, các hộ dân tham gia mô hình làm chủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, từng bước xây dựng thương hiệu lúa - gạo an toàn. Việc thực hiện thành công mô hình làm cơ sở để các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã trong toàn tỉnh đến tham quan, học tập, nhân rộng để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
- Khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, tạo ra vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hình thành chuỗi liên kết bền vững giữa các tổ dịch vụ, hoàn thiện chu trình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa, góp phần thúc đẩy các chuỗi liên kết khác trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất của các HTX DVNN.
c, Mô hình “Tuyên truyền, vận động người dân sản xuất rau quả bảo đảm an toàn thực phẩm"
Xã Nhân Nghĩa và xã Nhân Chính huyện Lý Nhân là hai xã có diện tích sản xuất rau quả tương đối lớn, được lựa chọn làm mô hình sản xuất rau quả áp dụng VietGAP, là bãi bồi ven sông, gần nguồn nước tưới, người dân có truyền thống sản xuất rau lâu đời, thuận lợi để triển khai các hoạt động sản xuất rau quả an toàn. Vùng trồng rau bãi màu Lam Xá - Nhân Nghĩa có diện tích khoảng 10ha với 130 hộ trồng rau. Vùng trồng rau xóm 1 Hạ Vỹ, Nhân Chính khoảng 3,5 ha gồm 65 hộ. Hàng năm cung cấp hàng trăm tấn rau quả cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Thực hiện mô hình dân vận khéo năm 2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân sản xuất rau quả bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn 2 xã nêu trên, cụ thể là: Phối hợp với UBND xã Nhân Nghĩa, UBND xã Nhân Chính tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức sản xuất rau quả bảo đảm an toàn thực phẩm cho 195 hộ trồng rau quả. Chỉ đạo Nhân viên quản lý chất lượng thực hiện ký cam kết trồng rau an toàn với 195 hộ trồng rau trên, nội dung cam kết là căn cứ để các hộ thực hiện sản xuất rau quả bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây cũng là một trong những tiêu chí để xây dựng và về đích xã nông thôn mới nâng cao huyện Lý Nhân trong năm 2024 và 2025.
Việc cung cấp thông tin kiến thức sản xuất rau quả áp dụng VietGAP đã giúp các hộ chỉ sử dụng thuốc BVTV, hóa chất phân bón trong danh mục, có ghi chép thông tin về việc sử dụng, tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc; có giải pháp che chắn ruộng nọ với ruộng kia khi phun, có biện pháp phòng chống động vật gây hại; rau thu hoạch đúng quy cách, tránh tình trạng lây nhiễm chéo làm hư hỏng rau quả; lá già, phế phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, xử lý làm phân bón. Các loại sản phẩm rau quả là: rau muống, đậu đỗ, dưa chuột, hành ăn lá, mồng tơi, mướp, rau cải, su hào,…Đến nay, Chi cục đã lấy 02 đợt mẫu rau quả giám sát định kỳ, gửi đi kiểm nghiệm về chỉ tiêu an toàn thực phẩm, kết quả đạt yêu cầu.
Thời gian tới, Sở Nông nghiệp & PTNT sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền, vận động để rau từ vùng sản xuất tại 2 xã nêu trên cung cấp cho thị trường là đảm bảo an toàn thực phẩm.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Sở Nông nghiệp & PTNT, sự chỉ đạo sát sao của tập thể Ban Giám đốc Sở cùng sự cố gắng, nỗ lực của công chức, viên chức, người lao động; Sở Nông nghiệp & PTNT đã thực hiện tốt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; các văn bản chỉ đạo của tỉnh về thực hiện công tác dân vận, Quy chế dân chủ ở cơ sở, đã không ngừng phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động trong toàn cơ quan; Lãnh đạo Sở, các phòng, đơn vị đã thường xuyên coi trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo" trong toàn ngành, trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, đảm bảo lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; gắn thực hiện phong trào “Dân vận khéo" với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới,...
2. Hạn chế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc thực hiện công tác dân vận ở một số đơn vị chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao.
- Công tác đánh giá tổng kết kết quả công tác dân vận định kỳ tháng, quý, năm ở đơn vị chưa được quan tâm tâm chỉ đạo thực hiện.
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2025
1.Tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận.
2. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và trong các cơ quan nhà nước; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước; tăng cường giám sát của Nhân dân; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Tiếp tục thực hiện công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “Dân vận khéo" gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XII) “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hoá" trong nội bộ; trọng tâm là phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
4. Thực hiện công tác dân vận theo hướng sát cơ sở, đổi mới phương thức hoạt động, nắm tình hình tư tưởng, dư luận của đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân để tham mưu chỉ đạo giải quyết các vấn đề nảy sinh ở cơ quan, đơn vị.
Trên đây là Báo cáo Kết quả thực hiện công tác dân vận năm 2024, Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Sở Nông nghiệp & PTNT trân trọng báo cáo./.