I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cảu tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Nỗ lực, phấn đấu thực hiện thành công, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính của tỉnh, của ngành.
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính; tăng cường kiểm soát chất lượng các quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh việc công bố, công khai thủ tục hành chính theo quy định làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp góp phần tạo niềm tin, sự đồng thuận của xã hội với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách hành chính của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính; tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời và chính xác trong giải quyết thủ tục hành chính.
2. Yêu cầu
- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một của liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ, có chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm cảu ngành.
- Bảo đảm sự phân công, phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thuộc Sở; xác định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, thời hạn thực hiện và việc phối hợp giữa các phòng, đơn vị thuộc Sở, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo đúng quy định. Đồng thời, huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai, thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC).
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông
a) Xây dựng Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2024.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Tháng 01/2024.
b) Tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2024.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng về cải cách thủ tục hành chính của Trung ương.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở; các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Kiểm soát quy định về TTHC
a) Thực hiện đánh giá tác động đối với các quy định về TTHC trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và lấy ý kiến của cơ quan kiểm soát TTHC (trường hợp được Luật giao).
Đơn vị chủ trì: Các phòng, đơn vị thuộc Sở được giao chủ trì soạn thảo văn bản.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Cho ý kiến đối với quy định về TTHC.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở được giao chủ trì soạn thảo văn bản.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Kiểm soát thực hiện TTHC
a) Rà soát, tham mưu Lãnh đạo Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố kịp thời, đầy đủ, đúng quy định danh mục các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Rà soát, tham mưu Lãnh đạo Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kịp thời, đầy đủ các quy trình nội bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Công khai TTHC đầy đủ, kịp thời tại nơi giải quyết TTHC, trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp & PTNT.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Tổ chức đánh giá việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, thuận tiện, đúng quy định cho cá nhân, tổ chức.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
f) Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Theo lộ trình tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP.
g) Nghiên cứu, đề xuất tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
h) Thực hiện công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Rà soát quy định TTHC
a) Xây dựng Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2024.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Tháng 01/2024.
b) Tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2024.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Triển khai thực hiện các phương án đơn giản hóa TTHC khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Triển khai rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Theo lộ trình tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị
a) Công khai, niêm yết thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính (nội dung phản ánh, kiến nghị, cơ quan tiếp nhận, địa chỉ, số điện thoại, hộp thư điện tử, địa chỉ website, hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị) trên Bảng niêm yết công khai TTHC của cơ quan, đơn vị hoặc hình thức phù hợp khác.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Tổng hợp phản ánh, kiến nghị, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định về TTHC.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Công tác truyền thông hỗ trợ kiểm soát TTHC
Đơn vị chủ trì: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Trung tâm Khuyến nông.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
8. Công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát TTHC
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC năm 2024.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 đến tháng 12/2024.
b) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
9. Đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện công tác kiểm soát TTHC
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở
- Chỉ đạo việc thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại đơn vị và có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Sở trong việc thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông có liên quan đến lĩnh vực bảo đảm việc kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông thông suốt, hiệu quả.
- Căn cứ Kế hoạch này Thủ trưởng các phòng, đơn vị chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai nhiệm vụ kiểm soát TTHC năm 2024 của đơn vị và định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Sở).
- Các phòng, đơn vị được phân công thực hiện nội dung trong Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có trách nhiệm chủ động phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả thực hiện.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
2. Văn phòng Sở
Chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện; tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Sở theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2024. Yêu cầu các phòng, đơn vị nghiêm túc triển khai. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, phản ánh về Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Văn phòng Sở) để tổng hợp, báo cáo Ban Giám đốc Sở xem xét, giải quyết./.