Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kế hoạch Xây dựng phát triển sản xuất Ngành nông nghiệp, nông thôn và Đầu tư công năm 2021

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật  
Kế hoạch Xây dựng phát triển sản xuất Ngành nông nghiệp, nông thôn và Đầu tư công năm 2021
Thực hiện Công văn số 5038/BNN-KH ngày 29/7/2020 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về xây dựng kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2021 và Công văn số 1439/SKHĐT-TH ngày 6/8/2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công năm 2021.
Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2020, ước thực hiện cả năm 2020 và Xây dựng phát triển sản xuất Ngành nông nghiệp, nông thôn và Đầu tư công năm 2021 cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH BƯỚC VÀO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH NĂM 2020

1. Thuận lợi:

- Có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và vào cuộc tích cực của các địa phương ngay từ đầu vụ, có nhiều giải pháp hữu hiệu đối với sản xuất.

- Các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Xuân 2020 với các biện pháp chỉ đạo cụ thể, phù hợp về thời vụ, cơ cấu giống, công tác thủy lợi... Các cấp, các ngành và nông dân đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và sản xuất kịp thời ứng phó với diến biến thời tiết phức tạp trong vụ Xuân.

- Thời tiết đầu năm ấm áp thuận lợi cho gieo cấy lúa và trồng các cây màu vụ Xuân.

- Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và động vật thủy sản cơ bản đã được kiểm soát tốt. Dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm đã được khống chế, khoanh vùng dập dịch kịp thời không để lây lan ra diện rộng.

- Công tác làm thuỷ lợi nội đồng, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thuỷ lợi, máy móc được các địa phương, Công ty TNHH MTV KTCTTL Hà Nam sẵn sàng cho việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất.

2. Khó khăn:

- Thời tiết năm nay bất thường, ngày  25/01/2020 (mùng 1 tết Canh Tý) do ảnh hưởng của trận mưa to và dông nên toàn bộ diện tích 1.100 ha mạ đã gieo và 55ha gieo sạ trước Tết Nguyên đán bị ngập úng.

- Năm nay đầu vụ xuân ấm và ẩm nên tình hình dịch hại diễn biến phức tạp: bệnh đạo ôn lá phát sinh phát triển mạnh, sâu cuốn lá nhỏ gây hại với mật độ gia tăng.

- Trong tháng 3 và tháng 4 cường độ ánh sáng yếu, nền nhiệt độ thường xuyên thấp, tháng 4 có 3 đợt không khí lạnh. Dẫn đến việc tích luỹ chất khô vào đòng kém, bông ngắn, bớt đầu bông nhiều, sức sống hạt phấn kém, tỷ lệ đậu hạt không cao ở cây lúa.

- Một số các công trình đang xây dựng, quy hoạch đường giao thông làm ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu của một số địa phương.

- Dịch bệnh COVID-19 xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam, khiến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bên cạnh đó Dịch tả Lợn Châu Phi tuy đã được kiểm soát, khống chế nhưng vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác và tình hình phát triển sản xuất chăn nuôi. Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi luôn luôn không ổn định, đặc biệt giá lợn thịt hơi xuất chuồng và lợn giống tăng cao kỷ lục, thức ăn chăn nuôi cũng tăng. Do đó phát triển sản xuất chăn nuôi, thủy sản trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt công tác tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn.

- Giá các loại vật tư nông nghiệp (Giống lúa lai, phân bón, thuê máy làm đất, bơm nước,...) so với giá lúa vẫn ở mức cao, giá ngày công lao động tăng cao ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh cho sản xuất.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

1. Sản xuất nông nghiệp:

a. Lĩnh vực trồng trọt - lâm nghiệp:

Tổng diện tích lúa vụ Xuân 2020 toàn tỉnh gieo cấy được 30.207,9 ha với 100% lúa trà Xuân muộn, bằng 99,7% kế hoạch, bằng 97,2% vụ Xuân 2019. Trong đó, diện tích lúa gieo thẳng đạt 17.139 ha, bằng 56,7% diện tích gieo cấy, vượt 44,6% kế hoạch. Do làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vụ Xuân được mùa, năng suất lúa Xuân toàn tỉnh ước đạt 66,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 201.184 tấn.

Kết quả gieo trồng các cây màu vụ Xuân: Toàn tỉnh đã gieo trồng được 5.074,8 ha, vượt 19% KH. Trong đó diện tích ngô 1.834,2 ha, đậu tương 75,2 ha; khoai lang 84,8 ha; dưa chuột 358,2 ha; bí xanh, bí đỏ 113,5 ha; cây lạc 236,5 ha; cây sắn 20,7 ha; cây hoa 112,9 ha; rau đậu các loại và cây hàng năm khác 2.238,8 ha.

Kết quả sản xuất Vụ Mùa năm 2020: Đến ngày 08/7/2020 toàn tỉnh gieo cấy được 30.584,5 ha, đạt 100,3% so với kế hoạch. Tổng diện tích các cây màu vụ Hè Thu đã gieo trồng 3.170,5 ha, đạt 104% kế hoạch, trong đó ngô 1.384 ha; đậu tương 171 ha; cây lạc 94,6 ha; khoai lang 18 ha; dưa chuột 98 ha; cây hoa 65 ha; cây khác 220 ha; rau đậu các loại 1.119,9 ha.

* Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Đến nay, toàn tỉnh đã tích tụ được 375,68/652 ha đất nông nghiệp (đã quy hoạch) và đã ký hợp đồng cho các doanh nghiệp thuê lại quyền sử dụng đất là 206,6/375,68 ha. Các doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai sản xuất đối với diện tích đất đã tích tụ trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao[1].

Kết quả thực hiện các mô hình liên kết sản xuất nông sản sạch, hàng hóa: Toàn tỉnh có 84/98 xã đã tổ chức tích tụ, tập trung đất đai được 1.841,9 ha, vượt 22,8% kế hoạch, với 5.618 hộ, xây dựng được 161 mô hình sản xuất lúa, rau củ quả, hoa, cây dược liệu, cây ăn quả tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông sản sạch. Trong đó: Rau, củ quả, hoa và cây dược liệu là 168,9 ha với 53 mô hình. Cây ăn quả là 87,1 ha với 13 mô hình; Lúa hàng hóa chất lượng cao là 1.585,9 ha với 95 mô hình.

Toàn tỉnh có 25 cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm nông sản an toàn[2].

* Lĩnh vực lâm nghiệp:

Làm tốt công tác rà soát, bám sát cơ sở, kiểm tra, kiểm soát nắm vững tình hình địa bàn, kịp thời bảo vệ và phát triển rừng. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến rừng trên địa bàn. Triển khai thực hiện nhiệm vụ đến các địa phương về công tác bảo vệ rừng với diện tích 2.647,98 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 287,12 ha. Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương, chủ rừng thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên Đài truyền hình, Chi cục Kiểm lâm vùng 2, thông tin dự báo khí tượng để thông báo, đôn đốc chính quyền các xã, chủ rừng biết ngăn chặn, chuẩn bị và làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Ngày 28 tháng 6 năm 2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy rừng với tổng diện tích là 6,7 ha (trong đó xã Liêm Sơn là 1,5 ha; thị trấn Tân Thanh với diện tích là 5,2 ha). Diện tích rừng cháy là rừng sản xuất chủ yếu là cây keo và cây thông.

Phối hợp với Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị nghe báo cáo đề xuất thành lập khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Vọoc mông trắng trên địa bàn huyện Kim Bảng. Phối hợp với tổ chức FFI để hoàn thiện dự án thành lập khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vọoc mông trắng.

Phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức và phát động Tết trồng cây, toàn tỉnh đã trồng 339.912 cây, vượt 13,3% kế hoạch.

b. Chăn nuôi - thú y - thuỷ sản:

* Lĩnh vực chăn nuôi - thú y:

Làm tốt công tác tuyên truyền chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là thực hiện các biện pháp hướng dẫn các địa phương, các hộ nông dân chống rét cho đàn gia súc, gia cầm; công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động về chăn nuôi, kinh doanh và giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ đầu mối, các cơ sở giết mổ trong tỉnh. Thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, giữ đàn gia cầm giống gốc, giống bố mẹ để sản xuất giống phục hồi, phát triển đàn gia cầm của các địa phương. Làm tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm (đến ngày 30/6/2020): đàn lợn tăng chậm, ước đạt 356.836 con, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm phát triển mạnh, ước đạt 7.324.800 con, tăng 18,4% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng do chăn nuôi lợn khan hiếm giống, chuyển mục đích từ nuôi lợn sang nuôi gia cầm, trong đó đàn gà ước đạt 5.252.500 con, tăng 14,2% so với cùng kỳ; đàn trâu ước đạt 3.585 con, tăng 1% so với cùng kỳ; đàn bò ước đạt 32.143 con, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 46.277,2 tấn (trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 34.331 tấn, giảm 6,8%, sản lượng gia cầm 10.748,9 tấn, tăng 24,7%, sản lượng trâu 81 tấn, tăng 3,7%, sản lượng bò 1.116,3 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ), bằng 51,1% so với kế hoạch năm 2020.

* Lĩnh vực thủy sản:

Nuôi trồng thuỷ sản 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.140 ha; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 11.997 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ, đạt 47,2 % kế hoạch cả năm. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 11.775 tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 222,1 tấn.

Do mức độ ô nhiễm nguồn nước được giảm thiểu nên nuôi cá vây lưới sông vẫn được duy trì, nuôi cá lồng bè được nhân rộng trên sông Hồng, tăng số lượng lồng nuôi. Tổng số lồng nuôi cá trên sông Hồng là 590 lồng với tổng thể tích ước khoảng 63.720 m3, tăng 4,2% so với cùng kỳ 2019, nuôi cá sông trong ao đang được nhân rộng tới các huyện số hộ nuôi là 9 hộ và 25 bể nuôi. Hiện nay nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là thâm canh, bán thâm canh, năng suất nuôi trồng được nâng cao, đem lại hiệu quả cao cho người nuôi trồng thuỷ sản.

2. Công tác thuỷ lợi, đê điều và phòng chống lụt bão:

Đôn đốc các địa phương, các Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoàn thành kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân 2019-2020. Kết quả toàn tỉnh đã nạo vét được 779.916 m3, vượt 8,7% kế hoạch.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các Công ty KTCTTL, các địa phương, đơn vị tập trung lấy nước phục vụ sản xuất. Kết quả toàn bộ diện tích gieo cấy vụ Xuân 2020 của tỉnh đủ nước gieo cấy, đảm bảo trong khung thời vụ cho phép. Chỉ đạo lấy nước phục vụ sản xuất vụ Mùa 2020 đảm bảo tiến độ. Đôn đốc các địa phương, các Công ty khai thác công trình thủy lợi, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kiểm tra, đánh giá công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, xác định công trình trọng điểm, xây dựng phương án phòng chống thiên tai năm 2020 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tập trung và tiến hành công tác duy tu sửa chữa công trình và phương án bảo vệ năm 2020.

Làm tốt công tác đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định trọng điểm và xây dựng phương án hộ đê năm 2020. Tham mưu với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng mọi yếu tố đề phòng các sự cố có thể xảy ra, phối hợp, phối hợp với các địa phương xây dựng các phương án xử lý sự cố trên các tuyến đê, bối do địa phương quản lý. Thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban theo Quy chế về công tác trực phòng, chống thiên tai.

Tập trung triển khai xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều thường xuyên năm 2020, xử lý các sự cố về đê điều, công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 quy định hỗ trợ thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng; tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tiếp tục đôn đốc các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đóng góp quỹ Phòng chống thiên tai theo chỉ tiêu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Công tác phát triển nông thôn:

Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh xây dựng Chương trình truyền hình ''Thương hiệu vì môi trường" phục vụ tuyên truyền công tác xây dựng thương hiệu làng nghề gắn với bảo vệ môi trường năm 2020. Đôn đốc các địa phương báo cáo kết quả hoạt động sản xuất dinh doanh ngành nghề nông thôn trong tỉnh năm 2019.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2020. Tổng hợp đánh giá kết quả công tác đào tạo nghề lao động nông thôn và dự án các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc đa dạng hóa sinh kế chương trình MTQG giảm nghèo bề vững năm 2019. Tham mưu triển khai thực hiện kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tiếp tục đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 1173/KH-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh Hà Nam về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 tỉnh Hà Nam.

Tổng số dân nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 95,1%. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị thi công đẩy mạnh tiến độ các công trình cấp nước[3].

Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động xã hội là ước đạt 26,2%.

4. Công tác xây dựng cơ bản:

Trong 6 tháng đầu năm 2020, đã thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình, dự án chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng các quy định: Tổ chức lập, thẩm định 9 báo cáo đề xuất chủ chương đầu tư dự án[4]; thẩm định 5 dự án đầu tư xây dựng[5]; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật 9 công trình; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán 6 công trình[6]; Kết quả các công việc trên đã đảm bảo đúng các quy trình, quy phạm, chế độ chính sách theo quy định hiện hành của nhà nước, đúng tiến độ đề ra.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. Kiểm tra công trình hoàn thành đưa vào sử dụng 7 công trình[7].

Tổ chức thực hiện 11 dự án[8] được UBND tỉnh giao làm Chủ đầu tư đảm bảo đúng quy trình, đúng tiến độ, chất lượng theo quy định. Đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án chuyên ngành phục vụ công tác phòng chống thiên tai, đê điều trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và chống ngập úng trên địa bàn tỉnh.

5. Kết quả thực hiện Chương trình, Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn:

5.1. Chương trình Xây dựng nông thôn mới:

  Về huyện nông thôn mới: Huyện Bình Lục được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 tại Quyết định số 584/QĐ-TTg ngày 28/4/2020, nâng tổng số huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn đến nay là 5/6 huyện, thành phố, thị xã. Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan gửi Hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Lý Nhân đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, hiện nay đang trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt.

          5.2. Đề án xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020:

  5.2.1. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của 6 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 2404/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh:

  - Xã Xuân Khê huyện Lý Nhân: Đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019 tại Quyết định số 1191/QĐ-UBND ngày 22/6/2020.

  - Xã Liêm Phong huyện Thanh Liêm (nổi trội về Môi trường):

  Đạt chuẩn 3/4 tiêu chí, 12/13 chỉ tiêu (Tháng 3/2020 xã Liêm Phong và huyện Thanh Liêm đã triển khai quy trình đánh giá, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019. Sau khi các Sở ngành thẩm định, chỉ tiêu An tinh trật của tiêu chí An ninh trật tự - Hành chính công không đạt chuẩn do năm 2018 có vụ trọng án).

  - Xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng (nổi trội về Giáo dục và Văn hóa):

  Đạt chuẩn 2/4 tiêu chí, 11/13 chỉ tiêu. Tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt chuẩn: Y tế - Văn hóa - Giáo dục (Tỷ lệ người người dân tham gia BHYT đạt 89,7%). An ninh trật tự - Hành chính công (giải quyết TTHC sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).

  - Xã Mộc Bắc thị xã Duy Tiên (nổi trội về Tổ chức sản xuất):

  Đạt chuẩn 1/4 tiêu chí, 10/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Thu nhập); Giáo dục - Y tế - Văn hóa (Dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi theo quy định đạt 60%); An ninh trật tự - Hành chính công (giải quyết TTHC sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).

- Xã An Đổ huyện Bình Lục (nổi trội về Tổ chức sản xuất):

  Đã đạt chuẩn 1/4 tiêu chí, 10/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Thu nhập, Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Thu nhập); Giáo dục - Y tế - Văn hóa (Dân số thường trú trên địa bàn xã chưa được quản lý, theo dõi theo quy định); An ninh trật tự - Hành chính công (giải quyết TTHC sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).

  - Xã Phù Vân TP Phủ Lý (nổi trội về Tổ chức sản xuất gắn với du lịch):

  Đạt chuẩn 1/4 tiêu chí, 9/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Thu nhập); Giáo dục - Y tế - Văn hóa (Dân số thường trú trên địa bàn xã chưa được quản lý, theo dõi theo quy định; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93,2%); An ninh trật tự - Hành chính công (giải quyết TTHC sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).

  5.2.2. Xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 (ngoài 6 xã làm điểm): Xã Nhân Bình, Hợp Lý huyện Lý Nhân; Thanh Nguyên, Liêm Thuận huyện Thanh Liêm; Thi Sơn huyện Kim Bảng. Kết quả cụ thể:

  - Xã Nhân Bình huyện Lý Nhân: Đạt chuẩn 1/4 tiêu chí, 7/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Thu nhập); Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,14%); Giáo dục - Y tế - Văn hóa (Dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi theo quy định đạt 79,5%; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 86,7%); Môi trường (có 52,1% số tuyến đường xã, liên thôn có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến; Có 80% số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường).

  - Xã Hợp Lý huyện Lý Nhân: Đạt chuẩn 1/4 tiêu chí, 8/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Chưa có HTX thành lập mới; Thu nhập; Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,32%); Giáo dục - Y tế - Văn hóa (Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 83%); Môi trường (Có 42,8% số tuyến đường xã, liên thôn có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến).

  - Xã Thanh Nguyên huyện Thanh Liêm: Đạt chuẩn 2/4 tiêu chí, 10/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Thu nhập; Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,7%); Môi trường (rãnh thoát nước và trồng hoa, cây cảnh, cây bóng mát tại các tuyến đường xã, thôn).

  - Xã Liêm Thuận huyện Thanh Liêm: Đạt chuẩn 0/4 tiêu chí, 7/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Chưa có HTX thành lập mới; Thu nhập; Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,41%); Giáo dục - Y tế - Văn hóa (Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,1%); Môi trường (rãnh thoát nước, trồng hoa, cây xanh, cây bóng mát tại các tuyến đường xã, thôn); An ninh trật tự - Hành chính công (giải quyết TTHC sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).

  - Xã Thi Sơn huyện Kim Bảng: Đạt chuẩn 1/4 tiêu chí, 9/13 chỉ tiêu. Tiêu chí chưa đạt chuẩn: Sản  xuất - Thu nhập - Hộ nghèo (Thu nhập; Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,3%); Giáo dục - Y tế - Văn hóa (Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 88,9%); An ninh trật tự - Hành chính công (giải quyết TTHC sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).

  Ngoài ra, các xã cần tập trung chỉnh trang cảnh quan môi trường; xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo một số hạng mục công trình để đảm bảo đạt chuẩn theo Quyết định 1980/QĐ-TTg, cụ thể:

  • Xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng: Nâng cấp, cải tạo 3,5km đường trục xã; mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm 8 phòng học trường mầm non; hoàn thiện trường tiểu học; sửa chữa, nâng cấp giai đoạn 2 trường THCS.
  • Xã An Đổ huyện Bình Lục: Sửa chữa, nâng cấp trường mầm non, nhà văn hóa thôn.
  • Xã Phù Vân thành phố Phủ Lý: Hoàn thiện nâng cấp, cải tạo đường trục xã; xây mới trường mầm non, nhà văn hóa và sân thể thao xã.
  • Xã Nhân Bình huyện Lý Nhân: Nâng cấp 2 km đường trục xã; sân vận động trung tâm xã; xây mới 2 NVH, cải tạo, nâng cấp 5 NVH thôn.
  • Xã Hợp Lý huyện Lý Nhân: Cải tạo, nâng cấp 3 km đường trục xã.
  • Xã Liêm Thuận huyện Thanh Liêm: Xây dựng 7,7 km đường trục thôn; mở rộng, nâng cấp một số nhà văn hóa thôn.
  • Xã Thanh Nguyên huyện Thanh Liêm: Hoàn thiện nhà văn hóa xã; nâng cấp, sửa chữa 3 nhà văn hóa thôn; trạm y tế xã.
  • Xã Thi Sơn huyện Kim Bảng: Xây dựng, nâng cấp đường trục xã từ đường tránh Phủ Lý đến đường ĐT huyện; nâng cấp, sửa chữa đường liên thôn 5; mở rộng khuôn viên trường mầm non; sửa chữa, nâng cấp nhà hiệu bộ và công trình phụ trợ trường THCS; nâng cấp, mở rộng chợ và một số nhà văn hóa thôn; xây dựng vỉa hè khu dân cư.

5.3. Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo tỉnh Hà Nam:

Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu với tỉnh ban hành các chương trình, đề án cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm từng bước giúp bà con nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

5.4. Đề án ứng dụng một số giống cây trồng mới theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Vụ Xuân 2020, phối hợp cùng các huyện, thành phố, thị xã thực hiện quy hoạch liền vùng sản xuất 37 mô hình, trong đó 17 mô hình giống lúa mới với diện tích 498 ha, 20 mô hình dưa chuột bao tử với diện tích 155 ha; các mô hình được liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Cây trồng trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt, dự kiến năng suất tăng từ 10-15% so với đại trà. Vụ Mùa đã tổ chức thực hiện được 15 mô hình lúa với diện tích 368 ha, 07 mô hình dưa chuột với diện tích 45 ha; các mô hình đến thời điểm này đã triển khai xong và đang trong quá trình chăm sóc, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

5.5. Đề án “Quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao tỉnh Hà Nam":

Trên cơ sở bản đồ nông hóa vùng trồng đã xây dựng được Bản đồ sử dụng phân bón vùng trồng lúa nước năng suất, chất lượng cao cấp xã tỷ lệ 1/5.000, Bản đồ sử dụng phân bón vùng trồng lúa nước năng suất, chất lượng cao cấp huyện tỷ lệ 1/10.000 và Bản đồ sử dụng phân bón vùng trồng lúa nước năng suất, chất lượng cao cấp tỉnh tỷ lệ 1/25.000.

Hoàn thành công tác xây dựng các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất và tiến hành chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất xây dựng được Bản đồ chất lượng đất đai vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao ở tỷ lệ 1/10.000 cho 6 huyện, thành phố, thị xã và tổng hợp về Bản đồ chất lượng đất đai vùng trồng lúa toàn tỉnh ở tỷ lệ 1/25.000.

5.6. Đề án Phát triển sản xuất các khu NTTS tập trung giai đoạn 2017-2020:

Đề án Phát triển sản xuất các khu nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020 được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2017. Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh xây dựng được 9 mô hình HTX liên kết nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại 7 khu NTTS tập trung. Tổng số hộ tham gia ban đầu là 180 hộ, với tổng diện tích thực hiện khoảng 100 ha, năng suất bình quân dự kiến đạt 10 tấn/ha; làm cơ sở nhân rộng ra toàn bộ 500 ha diện tích 7 khu NTTS tập trung trong các năm sau.

Đến nay toàn tỉnh có 7 HTX Thủy sản được thành lập mới với tổng diện tích 114 ha, có 105 hộ tham gia, đạt mục tiêu, tiến độ Đề án đề ra. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2020: Chủ động tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 10/03/2020). Kế hoạch năm 2020 thành lập mới 2 HTX NTTS tại các xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm và Kim Bình thành phố Phủ Lý với tổng diện tích khoảng 35 ha, 40 hộ tham gia. Đến nay, đơn vị đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch, tập huấn phổ biến các quy định pháp luật, các cơ chế chính sách hỗ trợ đối với loại hình hợp tác xã kiểu mới; hướng dẫn, lựa chọn được sáng lập viên, soạn thảo điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh và các thủ tục thành lập HTX.

5.7. Kết quả tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ “Sông trong ao" sản xuất theo chuỗi liên kết năm 2020:

Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2020: Tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án năm 2020 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 10/3/2020) với mục tiêu dự kiến xây dựng 16 mô hình. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới năm 2020 chỉ đảm bảo thực hiện được 9 mô hình, cùng với một số hộ không bố trí được điều kiện triển khai (2 hộ thị xã Duy Tiên trùng quy hoạch nhà máy sản xuất ô tô Hồng Đức; 4 hộ huyện Kim Bảng chưa thực hiện được các thủ tục thuê đất), nên năm 2020 dự kiến thực hiện được 9 mô hình, hoàn thành mục tiêu Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh đề ra là 8-10 mô hình.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp & PTNT đang tích cực phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị chuyển giao kỹ thuật (tổ chức hiệp hội đậu nành Hoa Kỳ tại Việt Nam - USSEC, HTX SX & TM thủy sản Xuyên Việt, tỉnh Hải Dương, HTX Sông trong ao Hải Đăng tỉnh Hà Nam) hướng dẫn các hộ xây dựng bể, ao nuôi, đến nay có 8 hộ đang thực hiện (trong đó 1 mô hình đã xây dựng xong bể, ao nuôi, 01 hộ đang xây dựng bể, 6 hộ đang nạo vét, cải tạo ao).

5.8. Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030:

  Đôn đốc và hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các xã rà soát, đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2020 và hoàn thiện trình tự hồ sơ, thủ tục các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm năm 2020. Phối hợp với Bưu điện tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã đưa các sản phẩm OCOP đã được công nhận năm 2019 để lên sàn giao dịch thương mại điện tử http:///postmart.vn để quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam trên phạm vi cả nước.

  Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm: có 5 sản phẩm đã được phê duyệt năm 2019 và 21 sản phẩm đăng ký mới, cụ thể: huyện Bình Lục 2 ý tưởng sản phẩm; huyện Lý Nhân 3 ý tưởng; huyện Thanh Liêm 3 ý tưởng; huyện Kim Bảng 5 ý tưởng; thị xã Duy Tiên 8 ý tưởng và thành phố Phủ Lý 5 ý tưởng sản phẩm.

  Kết quả rà soát các sản phẩm OCOP được công nhận năm 2019 để tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử http:///postmart.vn: có 13/18 sản phẩm đủ điều kiện. Các sản phẩm còn lại là rượu có nồng độ cồn trên 15 độ không đạt tiêu chuẩn lên sàn giao dịch (do quy định của Chính phủ các sản phẩm có nồng độ cồn trên 15 độ không được quảng bá trên sàn giao dịch điện tử quốc gia).

5.9. Kế hoạch số 1876/KH-UBND ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản trên đất trồng lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025:

Các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng và hoàn thành triển khai Kế hoạch chuyển đổi. 79/79 xã, phường, thị trấn đã lập và ban hành xong Kế hoạch chuyển đổi với tổng diện tích đất lúa chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm 1.499,33 ha với 325 vùng. Đến nay đã chuyển đổi được 549,36 ha (376,75 ha trồng cây ăn quả, 172,61 ha trồng rau màu), trong đó mới có 528 hộ với diện tích 63,72 ha hoàn thành các thủ tục chuyển đổi (49,4 ha tại huyện Kim Bảng; 12,52 ha tại thị xã Duy Tiên; 2 ha tại huyện Thanh Liêm). Tổng diện tích đất lúa chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản 2.080,18 ha; đã chuyển đổi được 1.142,03 ha (chưa có diện tích nào được hoàn tất các thủ tục chuyển đổi theo quy định).

- Xây dựng mô hình điểm: Triển khai 02 mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng: 01 mô hình quy mô 5 ha chuyển đổi sang trồng bưởi Diễn tại xã An Ninh huyện Bình Lục; 01 mô hình quy mô 15 ha trồng cây Vải lai U trứng tại xã Nguyễn Úy huyện Kim Bảng; cây trồng trong mô hình phát triển tốt.

- Tập huấn kỹ thuật:

+ Phối hợp với Trung tâm thực nghiệm và Đào tạo nghề - Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ kỹ thuật về cây ăn quả; thuê cán bộ của trung tâm tập huấn tại vùng chuyển đổi của xã An Ninh – huyện Bình Lục về quy trình kỹ thuật trồng một số cây ăn quả chủ lực: kỹ thuật tỉa cành, tạo tán; kỹ thuật ghép; hợp đồng cung ứng giống cây con đảm bảo chất lượng.

+ Triển khai được 5 lớp tập huấn các quy định về chuyển đổi đất lúa, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả tại các xã Liêm Phong, Thanh Hương - huyện Thanh Liêm; xã Nhân Chính, xã Trần Hưng Đạo - huyện Lý Nhân; xã Đồng Du - huyện Bình Lục.

5.10. Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020:

Tính đến ngày 29 tháng 7 năm 2020 toàn tỉnh có 3.992 con bò sữa, đạt 95,05% kế hoạch năm 2020, được chăn nuôi tại 195 hộ; sản lượng sữa bình quân bán cho các nhà máy là 27,5 tấn/ngày[9]. Tổng số bò mua mới và sinh ra từ đầu năm 2020 đến nay là 327 con.  

Nguyên nhân chậm:

- Việc phát triển hộ chăn nuôi mới gặp khó khăn. Công tác triển khai thực hiện tại các khu quy hoạch còn chậm, các địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt trong việc xây dựng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng tại các khu quy hoạch.

- Công tác quản lý phát triển chăn nuôi bò sữa tại một số khu quy hoạch còn yếu. Nhiều địa phương chưa bố trí quy hoạch, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng cỏ phục vụ phát triển bò sữa. Do đó nguồn cung thức ăn thô xanh cho bò sữa gặp nhiều khó khăn.

5.11. Đề án Phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2035:

Ngay từ đầu năm 2020, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao trình UBND tỉnh phê. Đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt 6/20 khu chăn nuôi tập trung, bằng 30% kế hoạch tại các xã: Xã La Sơn, Vũ Bản, An Đổ, Đồn Xá huyện Bình Lục; xã Nhân Đạo huyện Lý Nhân và xã Tượng Lĩnh huyện Kim Bảng với tổng diện tích là 49,32 ha, tổng đàn bò đang nuôi là 239 con.

Ước 6 tháng đầu năm, tổng đàn bò sinh sản, bò thịt đạt 28.500 con, tăng 3,3% so với cùng kỳ và đạt 89,1% so với kế hoạch, trong đó số bê bò thịt chất lượng cao ước đạt 2.080 con, bằng 52% kế hoạch năm 2020.

Nguyên nhân chậm:

- Công tác quy hoạch và hoàn thiện hạ tầng tại các khu quy hoạch chưa được các địa phương triển khai quyết liệt. Việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại của một số địa phương chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành.

- Quá trình tích tụ ruộng đất tại các khu quy hoạch và đất trồng cây thức ăn cho bò gặp rất nhiều khó khăn vì đất tại các khu quy hoạch toàn bộ là đất 115 đã được chia, dồn ô thửa từ trước khi có Đề án nên rất khó dồn hoặc chuyển đổi.

- Chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản.

- Bò sữa, bò thịt là các đối tượng vật nuôi có chu kỳ sinh sản dài, khả năng tăng đàn chậm, đầu tư quy mô lớn tại các khu quy hoạch tập trung cần nguồn vốn rất lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, giá cả thị trường đầu ra không ổn định cũng là các nguyên nhân không hoàn thành các chỉ tiêu của đề án.

III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH NĂM 2020

STTChỉ tiêuĐVTƯớc cả năm 2020
1Giá trị sản xuất ngành NLN (giá ss 2010)Tỷ đồng8.065,1
2Sản lượng lương thựcTấn403.566
-LúaTấn372.050
-NgôTấn31.516
3Sản lượng thịt hơi xuất chuồngTấn91.668
-Sản lượng thịt hơi trâu bò xuất chuồngTấn2.487
-Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồngTấn66.356
-Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng (gà, vịt, ngan, ngỗng)Tấn22.825
4Sản lượng thủy sản ước đạtTấn25.562
5Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinhHa287
6Bảo vệ rừngHa2.648
7Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh.%96
8Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đến năm6
9Số huyện đạt tiêu chí nông thôn mớiHuyện6

Ước giá trị sản xuất Ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 8.065,1 tỷ đồng và tăng 2,4 % so với năm 2019.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI  NĂM 2020:

1.  Làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ 30.584,5 ha lúa Mùa  và 3.170,5 ha  các cây màu vụ Hè Thu đã gieo trồng.

- Đối với vụ Đông năm 2020-2021: Phấn đấu diện tích gieo trồng đạt 10.463 ha. Trong đó cây ngô 2.739 ha, cây đậu tương 1.370 ha, cây khoai tây 299 ha, khoai lang 318 ha, lạc 88 ha, dưa chuột 630 ha, bí xanh 724, bí đỏ 1.456 ha, rau các loại khác 2.380 ha. Sản lượng lương thực cây có hạt 14.700 tấn. Diện tích tích tụ sản xuất rau, củ, quả sạch liên kết tiêu thụ sản phẩm phấn đấu 270,4 ha, giá trị sản xuất đạt trên 300 triệu đồng/ha. Diện tích sản xuất rau, củ, quả sạch áp dụng công nghệ cao khoảng 230 ha, giá trị sản xuất đạt trên 1,5 tỷ đồng/ha.

2. Tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tại các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được phê duyệt.

          3. Phối hợp với các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất chăn nuôi, trong đó tập trung chủ yếu vào công tác phòng, chống dịch bệnh và tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học; khuyến khích các hộ chăn nuôi bị trống chuồng do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu Phi, tận dụng chuồng trại để cải tạo, chuyển đổi sang chăn nuôi các đối tượng nuôi khác như gà lông màu hoặc bò thịt... Tập trung đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò sữa; bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao. Tiếp tục chỉ đạo phát triển thủy sản theo hướng nuôi thâm canh các đối tượng có giá trị kinh tế cao tại các khu NTTS tập trung thuộc Đề án Phát triển sản xuất các khu nuôi trồng thủy sản tập trung và triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ “Sông trong ao" sản xuất theo chuỗi liên kết năm 2020.

          4. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận huyện Lý Nhân đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Phối hợp với các địa phương nâng cao chất lượng các tiêu chí hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đặc biệt đối với các xã điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và 5 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 theo kế hoạch đề ra.

  Tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 và họp Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020. Phấn đấu đến hết năm 2020 có 5-6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 12-15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Hỗ trợ, hướng dẫn, hoàn thiện mẫu mã bao bì, logo, tem truy xuất nguồn gốc, công bố chất lượng, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm tham gia Chương trình; hỗ trợ quảng bá xây dựng thương hiệu các sản phẩm OCOP thông qua việc tham gia các hội chợ OCOP, xúc tiến thương mại.

          5. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nước sạch, chủ động tham mưu với tỉnh các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu nước sạch, hợp vệ sinh tỉnh giao. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất kinh doanh giống cây trồng, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật.

6. Trên cơ sở các chương trình, đề án và kế hoạch thực hiện trong năm 2020, ngành Nông nghiệp & PTNT tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và phối hợp với các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã tập trung đẩy mạnh thực hiện đạt kết quả cao các Chương trình, Đề án trong lĩnh vực Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn của tỉnh nhằm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu tại Nghị quyết số 05-NQ/TU và chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh giao

7. Tăng cường chỉ đạo các địa phương chăm sóc và bảo vệ rừng, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, kiểm tra phát hiện các vụ vi phạm chặt phá rừng, buôn bán trái phép động vật hoang dã. Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy rừng trong mùa hanh khô.

8. Tăng cường kiểm tra và chỉ đạo việc thi công các công trình xây dựng cơ bản đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình.

V. KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT NĂM 2021

1. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt: 8.224,0 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) tốc độ tăng trưởng tăng: 2,0 % so với năm 2020.

2. Sản xuất lương thực:             392.000 tấn

                   Trong đó:    - Lúa:          359.000 tấn

                                      - Ngô:           33.000 tấn

3. Thịt hơi xuất chuồng: 93.000 tấn

4. Sản lượng thủy sản:     25.700 tấn

5. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh: 97 %

6. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2021 là: 11 .

          IV. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2021

1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư công năm 2020

Trong  năm 2020 được sự đầu tư từ nguồn ngân sách của Trung ương,  vốn địa phương nên năng lực hệ thống hạ tầng nông nghiệp & PTNT của tỉnh Hà Nam đã có những thay đổi cơ bản, hệ thống đê điều, kênh mương, cống, đập, trạm bơm, cầu máng, công trình nước sạch... được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Đã góp phần vào việc nâng cao năng lực tưới, tiêu, phòng chống lụt bão, úng, hạn trên địa bàn tỉnh, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản cụ thể như sau:

Tổng vốn bố trí từ 1/1/2020 đến 30/6/2020 là:        454.900 triệu đồng

Trong đó:

- Vốn cân đối ngân sách địa phương:                      19.900 triệu đồng

- Nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu:        435.000 triệu đồng

2. Dự kiến kế hoạch đầu tư năm 2021:             1.060.278 triệu đồng

Trong đó:

- Vốn cân đối ngân sách địa phương:                      208.278 triệu đồng

- Nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu:         669.000 triệu đồng

- Các khoản vốn vay khác của NSĐP để đầu tư:     183.000 triệu đồng

         2.1. Một số dự án ưu tiên đề nghị bố trí vốn trong năm 2021:

         - Cải tạo, KCH kênh A4-6, nhánh A4-8-29 và trạm bơm chống úng cho các khu công nghiệp, khu vực đô thị và sản xuất nông nghiệp khu vực Đồng Văn với kinh phí là: 1.348,5 triệu đồng.

         - Tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa mặt đê bối Lại Xá, phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 162,3 triệu đồng.

         - Xử lý khẩn cấp sạt lở kè lát mái Hồng Lý xã Chân Lý, Nhân Đạo và kè lát mái Vũ Điện xã Chân Lý huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 275,2 triệu đồng.

         - Nâng cấp, gia cố, tăng khả năng thoát lũ và chống sạt lở bờ sông Đáy trên toàn tuyến sông Đáy thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn I với kinh phí là: 315.000 triệu đồng.

         - Xử lý cấp bách sạt lở và nâng cấp tuyến Đê bối Đinh Xá, TP. Phủ Lý do ảnh hưởng của bão số 3, đợt mưa lũ tháng 7 năm 2018 với kinh phí là: 3.000 triệu đồng.

         - Xử lý sạt lở đê bối đường Chiêm thôn Đồng Sơn xã Liên Sơn huyện Kim Bảng với kinh phí là: 970 triệu đồng

         - Xử lý sạt lở đê bối Tiên Phong xã Tiên Phong huyện Duy Tiên (nay là xã Tiên Sơn thị xã Duy Tiên) với kinh phí là: 4.220,7 triệu đồng

         - Xử lý sạt lở đê bối Đường Bí thôn Do Lễ xã Liên Sơn huyện Kim Bảng với kinh phí là: 609,3triệu đồng

         - Xử lý sạt lở đê bối Thụy Xuyên xã Ngọc Sơn huyện Kim Bảng với kinh phí là: 1.245 triệu đồng

          - Xử lý sạt lở và tràn đê bối Tràng An xã Tràng An huyện Bình Lục với kinh phí là: 6.672,8 triệu đồng

         - Xử lý rò rỉ, tràn tuyến đê bối Làng Tràng Phường Quang Trung thành phố Phủ Lý với kinh phí là: 2.040,7 triệu đồng

         - Đầu tư xây dựng cống BH10-2 xã Liêm Chung khắc phục tình trạng ngập úng phía nam thành phố Phủ Lý với kinh phí là: 1.742,1 triệu đồng

         - Xử lý sạt lở đê bối Trung Lương xã Thanh Thủy huyện Thanh Liêm với kinh phí là: 2.098,9 triệu đồng

         - Dự án nạo vét, kiên cố hóa kênh A3-4 kết hợp làm đường giao thông thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 30.000 triệu đồng

         - Dự án nạo vét, kiên cố hóa kênh BH8, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 45.000 triệu đồng

         - Dự án cải tạo, gia cố kênh C1 kết hợp làm đường giao thông huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 40.000 triệu đồng

         - Dự án cải tạo, kiên cố hóa kênh CG3 huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 40.000 triệu đồng

         - Dự án nạo vét, kiên cố hóa kênh Long Xuyên, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 70.000 triệu đồng

         - Dự án xây dựng kè bờ bắc sông Châu đoạn từ cầu Liêm Chính đến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với kinh phí là: 70.000 triệu đồng

         - Dự án nạo vét, kiên cố hóa kết hợp giao thông kênh Ngòi Ruột huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý với kinh phí là: 65.000 triệu đồng.

         - Xây dựng công trình đầu tư xây dựng đập Quan Trung + Vĩnh Trụ huyện Lý Nhân với kinh phí là: 150.000 triệu đồng

(Chi tiết có biểu mẫu đính kèm)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

1. Tiếp tục thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, các chương trình, đề án, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Tiếp tục phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, ổn định và phát triển chăn nuôi bền vững. Triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019-2020.

3.Tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt các giải pháp về hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Rà soát, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí. Tập trung xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2025.

4. Chuyển mạnh vụ Đông sang trồng cây hàng hoá có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; Tiếp tục thực hiện các mô hình liên kết có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao.

          5. Tiếp tục phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng đẩy mạnh chăn nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế như bò sữa, bò thịt, gia cầm; lợn chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm để phát triển bền vững. Tiếp tục tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường phát triển bền vững, có sự liên kết gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp bao tiêu chế biến với người chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo chuỗi. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ, chế biến, xử lý môi trường.

6. Tiếp tục chỉ đạo phát triển thủy sản theo hướng nuôi thâm canh các đối tượng có giá trị kinh tế cao tại các khu NTTS tập trung và các vùng ruộng trũng chuyển đổi theo quy hoạch; phối hợp với các địa phương hướng dẫn phát triển nuôi cá lồng trên sông Hồng, mô hình nuôi cá “Sông trong ao" và công nghệ sinh học trong xử lý nguồn nước  NTTS.

          7. Tham mưu với UBND tỉnh và chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, đề xuất các phương án xử lý kịp thời các sự cố, tiếp tục phối hợp với UBND các huyện trong vùng phân lũ, chậm lũ, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, chủ động có kế hoạch khôi phục sản xuất sau thiên tai. Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị để đảm bảo đối phó kịp thời với mọi diễn biến bất thường của thời tiết. Tổ chức tốt công tác trực ban phòng chống thiên tai, thông tin dự báo thiên tai kịp thời. Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong và sau mùa mưa lũ.

          8. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra chống chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã, công tác bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng./.



[1] - Khu Xuân Khê - Nhân Bình: tổng diện tích 180 ha gồm 06 Modul nhà kính công nghệ cao; và diện tích sản xuất ngoài trời ứng dụng công nghệ tưới tự động, bán tự động, đến nay công ty đã tổ chức gieo trồng vụ mới được khoảng 50% diện tích rau củ quả các loại.

- Khu Nhân Khang: Công ty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam đã xuống giống được 2 ha dưa lưới trong nhà kính; 1,5 ha ngô giống; 1 ha dưa leo thương phẩm và để giống; 10 ha lúa giống siêu nguyên chủng; Công ty TNHH Bejo - Hà Lan đã đầu tư xây dựng hàng rào xung quanh, hệ thống tưới tự động, đặt container nhà điều hành, dựng 1.500 m2 nhà kính để trồng thử nghiệm các giống rau, củ, quả....

- Khu Phù Vân: Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Phù Vân đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: xây tường rào xung quanh dự án, xây nhà bảo vệ, kè hồ, 3.360m2 nhà kính để trồng 80.000 cây hoa lan hồ điệp với trên 20 chủng loại và 2.480 m2 nhà trưng bày, bán và giới thiệu sản phẩm hoa cây cảnh. Trong 6 tháng đầu năm 2020, công ty tiếp tục hoàn thiện cảnh quan dự án, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường tiêu dùng, lên kế hoạch lựa chọn các giống hoa lan mới để về nuôi trồng phục vụ cho thị trường. Hiện nay công ty đã nhập được 60.000 cây giống hoa lan hồ điệp các loại để nuôi trồng phục vụ cho thị trường Tết nguyên đán 2020.

[2] Huyện Kim Bảng 6 cửa hàng; huyện Bình Lục 2 cửa hàng; thành phố Phủ Lý 12 cửa hàng, thị xã Duy Tiên 2 cửa hàng, Thanh Liêm 2 cửa hàng và Lý Nhân 1 cửa hàng.

[3] Công trình nhà máy nước sạch liên xã Thanh Tâm, Liên Sơn huyện Thanh Liêm, (Chủ đầu tư Công ty TNHH Minh Anh): nhưng đến nay tiến độ rất chậm; Công trình mở  rộng, nâng cấp nhà máy nước Khả Phong cung cấp nước cho thị trấn Ba Sao và các vùng lân cận huyện Kim Bảng (Chủ đầu tư Công ty xây dựng Phúc Thành); Công trình xây dựng nhà máy nước Sông Hồng cấp nước cho các xã Duy Minh, Duy Hải, Hoàng Đông và thị trấn Đồng Văn  huyện Duy Tiên (Chủ Đầu tư Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam); Công trình nâng cấp cải tạo nhà máy nước sạch xã Thanh Thủy huyện Thanh Liêm (Chủ Đầu tư Công ty XD và kinh doanh nhà ở Hà Nam); Dự án nâng cấp, cải tạo công trình cấp nước sạch thị trấn Kiện Khê và xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, do Công ty XD và KD nhà ở Hà Nam làm chủ đầu tư.

[4] Báo cáo chủ trương đầu tư hạng mục Xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông Châu Giang, đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến trạm bơm Quang Trung; Báo cáo chủ trương đầu tư  dự án đê bối Đinh Xá; Báo cáo đề xuất chủ trương dự án xử lý công Tác Giang; Dự án Nạo vét, kiên cố hóa kênh A3-4 kết hợp làm đường giao thông thành phố Phủ Lý; Dự án Nạo vét, kiên cố hóa kênh BH8; Dự án Cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa kênh C1 kết hợp làm đường giao thông huyện Lý Nhân; Dự án Nạo vét, kiên cố hóa kênh Long Xuyên huyện Lý Nhân; Dự án Cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa kênh CG5 huyện Bình Lục; Dự án Cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa kênh CG3 huyện Bình Lục.

[5] Dự án Đê bối chắn nước Hà Tây; Dự án xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông Châu Giang, đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến trạm bơm Quan Trung; Dự án Xử lý cấp bách sạt lở và nâng cấp tuyến đê bối Đinh Xá thành phố Phủ Lý, do ảnh hưởng của bão số 3, đợt mưa lũ tháng 7 năm 2018; Dự án BT cải tạo kênh Chính Tây; Dự án xử lý cấp bách cống và âu thuyền Tắc Giang tại K129+420 đê hữu Hồng.

[6] Thẩm định điều chỉnh,bổ sung hồ sơ TKBVTC+DT công trình Xử lý cấp bách sạt lở, nâng cấp tuyến đê tả Đáy, Hữu Hồng tỉnh Hà Nam do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017; Tham gia thẩm định tkbvtc các hạng mục thuộc dự án Nâng cấp, gia cố, tăng khả năng thoát lũ và chống sạt lở bờ sông Đáy trên toàn tuyến sông Đáy; Thẩm định TKBVTC + dự toán Dự án xử lý cấp bách sạt lở và nâng cấp tuyến đê bối Đinh Xá, thành phố Phủ Lý do ảnh hưởng của bão số 3, đợt mưa lũ tháng 7 năm 2018; Thẩm định TKBVTC + dự toán Dự án cải tạo, nâng cấp đê bối Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên giai đoạn I; Thẩm định TKBVTC điều chỉnh kè Nam Châu Giang và CV tham mưu đối với đề nghị của UBND thành phố Phủ Lý về việc điều chỉnh, bổ sung TKBVTC+DT một số hạng mục gói thầu PL2-06; Thẩm định TKBVTC đê tả sông sắt.

[7] Xử lý cấp bách sạt lở,nâng cấp tuyến đê tả Đáy tỉnh Hà Nam do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017; Tu bổ nâng cấp hệ thống kè mỏ hàn Nguyên Lý và hạng mục bổ sung; Xử lý đoạn từ K131+831 đến K131+900 hạ lưu mỏ 5 kè Nguyên Lý và xử lý đoạn kè Vũ Điện K136+920 đến K137+070 đê hữu Hồng; Cải tạo nâng cấp kênh CG3-5; Cải tạo nâng cấp kênh PK2; Nạo vét, kiên cố hóa kênh CG10 huyện Lý Nhân; Kiên cố hóa mái kênh và nâng cấp đường bờ kênh CG10B huyện Lý Nhân; Bối phú phúc.

[8] Dự án Xử lý cấp bách sạt lở, nâng cấp tuyến đê tả Đáy tỉnh Hà Nam do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017 cho đến khi hoàn thiện; Xử lý cấp bách sạt lở, nâng cấp tuyến đê hữu Hồng tỉnh Hà Nam do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017   cho đến khi hoàn thiện; Nâng cấp, gia cố, tăng khả năng thoát lũ và chống sạt lở bờ sông Đáy trên toàn tuyến sông Đáy thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam; Xử lý cấp bách sạt lở và nâng cấp tuyến đê bối Đinh Xá xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; Xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông Châu Giang đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến trạm bơm Quan Trung; Cải tạo, nâng cấp đê bối Chuyên Ngoại huyện Duy Tiên giai đoạn 1; Xử lý cấp bách cống và âu thuyền Tắc Giang tại K129+420 đê Hữu Hồng; 8 công trình xử lý cấp bách các công trình đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão số 3, đợt mưa lũ tháng 7 năm 2018 đã phân công theo huyện,; Đề xuất Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc.

[9] Trong đó: Thị xã Duy Tiên có 108 hộ nuôi 2.854 con (đạt 96,75%), sản lượng sữa (SLS) 20,5 tấn/ngày; huyện Lý Nhân 24 hộ nuôi 477 con (đạt 85,95%), SLS 1,5 tấn/ngày; huyện Kim Bảng 60 hộ nuôi 476 con (đạt 97,14%), SLS 3,5 tấn/ngày; 02 công ty nuôi 185 con, SLS 2 tấn/ngày (Công ty Friesland Campina tại Mộc Bắc nuôi 180 con, Cty CPBS Hà Nam nuôi 05 con bê).​

Phòng Kế hoạch Tài chính