Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông mới giai đoạn 2021-2025 và đề xuất thực hiện giai đoạn 2026...

Tin tức - Sự kiện Tin nội bộ  
Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông mới giai đoạn 2021-2025 và đề xuất thực hiện giai đoạn 2026-2030
Báo cáo số 16/BC-SNN ngày 07/01/2025 của Sở Nông nghiệp & PTNT Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông mới giai đoạn 2021-2025 và đề xuất thực hiện giai đoạn 2026-2030

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác xây dựng, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình ở các cấp

Kết quả ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và quy định của Trung ương theo phân cấp.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; các Quyết định ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp[1] và 06 Quyết định chuyên đề về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025[2]. UBND tỉnh đã kịp thời ban hành đồng bộ các văn bản quản lý, điều hành, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời các Sở, ngành ban hành các hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, cụ thể:

- Các Quyết định ban hành Bộ tiêu chí NTM các cấp: Quyết định 43/2022/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM và Bộ tiêu chí về xã NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định 44/2022/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 ban hành Bộ tiêu chí về huyện NTM và Bộ tiêu chí về huyện NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ngày 19/6/2024 về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 53/2024/QĐ-UBND ngày 07/10/2024 về việc Bãi bỏ nội dung Trung tâm học tập cộng đồng được đánh giá/xếp loại của tiêu chí Giáo dục và Đào tạo của Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 17/2023/QĐ-UBND ngày 15/3/2023 ban hành Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch số 862/KH-UBND ngày 05/5/2023 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và 06 chương trình, kế hoạch chuyên đề hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới[3].

- Một số văn bản khác: Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 15/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 18/01/2023 về thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Hà Nam thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII); Quyết định 3685/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch 3093/KH-UBND ngày 16/11/2022 thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030; Chương trình truyền thông 2896/CTr-UBND ngày 28/10/2022 về phục vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Ngoài ra, các Sở, ngành được giao phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới đã ban hành đồng bộ, kịp thời các hướng dẫn thực hiện tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

b. Kết quả ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của địa phương nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ Chương trình

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 20/4/2022 ban hành Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Nghị quyết số 31/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 ban hành Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 22/2022/NQ-HDND ngày 28/8/2022, Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2.  Đánh giá kết quả thực hiện công tác kiện toàn, thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình các cấp.

Kết quả thực hiện công tác kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; hệ thống cơ quan tham mưu, thực hiện Chương trình ở các cấp (tỉnh, huyện); bố trí cán bộ chuyên trách về xây dựng nông thôn mới ở xã.

- Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện[4], bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện[5] giai đoạn 2021-2025 được thành lập và kiện toàn đồng bộ.

- Cấp xã: Bố trí công chức địa chính, giao thông, thủy lợi, văn phòng - thống kê phụ trách Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Việc xây dựng quy chế hoạt động/phân công nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo ở các cấp/phân cấp giữa Ban Chỉ đạo ở các cấp; mô hình tổ chức, quản lý chương trình từ Trung ương đến địa phương.

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG các cấp giai đoạn 2021-2025[6] được ban hành kịp thời, thông suốt, trong đó phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo để chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở.

Công tác phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan chủ trì Chương trình), các bộ, ngành trung ương có liên quan, các địa phương; vai trò điều phối của cơ quan tham mưu, thực hiện Chương trình ở các cấp và cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành ở địa phương với cơ sở (huyện, xã) trong quản lý, chỉ đạo và triển khai Chương trình.

- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành phụ trách tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương để xây dựng hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.

- Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện có vai trò tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các cấp trong công tác tham mưu chỉ đạo, triển khai những nội dung liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới; tham mưu  chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình ở cơ sở; đề xuất cơ chế, chính sách, cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện Chương trình; phối hợp thực hiện công tác tập huấn, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo; tổ chức thẩm tra, thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu….

- Các Sở, ngành phụ trách chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới thường xuyên phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.

- Thuận lợi: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, huyện và bộ máy giúp việc ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện được thành lập, kiện toàn đồng bộ và hoạt động hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ mà Chương trình NTM đã đề ra trong thời gian qua.

- Khó khăn:

+ Giai đoạn 2021-2025, Bộ tiêu chí mới có nhiều chỉ tiêu tăng thêm và được nâng cao hơn so với Bộ tiêu chí cũ nên việc triển khai cũng có những khó khăn nhất định. Đồng thời, hệ thống văn bản để triển khai Chương trình trong giai đoạn 2021-2025 từ Trung ương đến địa phương rất nhiều, trong khi đó hầu hết các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành.

+ Văn phòng Điều phối NTM huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, không chuyên trách, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2025 tham mưu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ hết sức nặng nề, cùng lúc phải tham mưu xây dựng khung Kế hoạch 5 năm, hằng năm, nên việc tham mưu cho Ban Chỉ đạo, UBND huyện điều hành thực hiện Chương trình trên địa bàn có những khó khăn nhất định, nhất là áp lực về mặt thời gian, tiến độ triển khai thực hiện.

+ Đối với cán bộ phụ trách nông thôn mới cấp xã: Xã bố trí cán bộ phụ trách NTM chưa ổn định, thường xuyên biến động do luân chuyển dẫn đến công tác tham mưu thực hiện Chương trình NTM trên địa bàn xã chưa hiệu quả cao, nhất là khâu theo dõi, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh từ thực tiễn, công tác kiểm tra, đánh giá chưa kịp thời.

3. Đánh giá kết quả triển khai công tác lập kế hoạch, phân bổ, sử dụng vốn ngân sách Trung ương và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình

Công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 và hằng năm theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022), Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các quy định khác có liên quan

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2022/NQ-HDND ngày 28/8/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

b) Tổng vốn ngân sách Trung ương giao thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025

Tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 được giao tại Quyết định số 653/QĐ- TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ là 50.770 triệu đồng, trong đó 100% vốn đầu tư phát triển.

Tỉnh Hà Nam không được giao vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng vốn ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) thực tế giao thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 57.360 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 50.770 triệu đồng; vốn sự nghiệp 6.590 triệu đồng.

Tỉnh Hà Nam không có nguồn vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) của 02 Chương trình MTQG còn lại được điều chỉnh sang thực hiện xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đặc thù được quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/11/2024 của Quốc hội.

4. Kết quả huy động nguồn lực giai đoạn 2021-2025

Tổng nguồn vốn đã huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 15.495.366 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 57.360 triệu đồng, ngân sách tỉnh 989.230 triệu đồng, ngân sách huyện 3.172.654 triệu đồng, ngân sách xã 1.973.416 triệu đồng, nhân dân đóng góp 1.122.216 triệu đồng, vốn doanh nghiệp, HTX 188.899 triệu đồng, vốn lồng ghép 1.564.930 triệu đồng và vốn khác 234.001 triệu đồng.

d) Kết quả xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

đ) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương; quản lý, sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương được giao thực hiện hằng năm chậm, phải chuyển nguồn qua nhiều năm; cơ chế huy động nguồn lực thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn…

- Thuận lợi: Cơ chế, chính sách huy động nguồn lực thực hiện Chương trình của Trung ương và của tỉnh được ban hành kịp thời.

- Khó khăn: Từ năm 2022 tỉnh Hà Nam tự cân đối ngân sách nên không có nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong khi vốn ngân sách địa phương còn hạn chế nên khi triển khai thực hiện còn gặp khó khăn về nguồn vốn.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Kết quả thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình (đã được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) trên địa bàn xã.

1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá

Các địa phương (huyện, xã) tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đô thị hóa phù hợp với quy hoạch huyện, tỉnh giai đoạn 2021-2030 đáp ứng yêu cầu theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

1.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền

Giai đoạn 2021-2024, các địa phương đã tập trung huy động các nguồn lực và đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới đưa vào sử dụng một số hạng mục công trình (gần 600 km đường giao thông nông thôn, 2.650 phòng học các cấp, 23 trụ sở UBND xã, 51 nhà văn hóa và sân thể thao xã, 128 nhà văn hóa thôn, 21 trạm y tế xã và hệ thống rãnh thoát nước); hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng, chống thiên tai; cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn đảm bảo an toàn; tu sửa, nâng cấp chợ nông thôn; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, từng bước thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; đầu tư, nâng cấp các điểm tập kết trung chuyển rác thải sinh hoạt… đáp ứng các yêu cầu của Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

1.3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững

Các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, xây dựng đề án, dự án phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng các mô phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương như: Đề án Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản trên đất trồng lúa; mô hình cánh đồng mẫu; mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; mô hình phát triển rau, củ quả sạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; mô hình nuôi dê sinh sản, dê thịt, bò sữa, bò thịt, mô hình nuôi cá sông trong ao....; Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP tiếp tục được triển khai hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và dự kiến thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2024 đạt 70 triệu đồng/người/năm.

1.4. Giảm nghèo bền vững

Các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 557/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, theo đó hàng năm đã có những đề xuất giải pháp thiết thực, cũng như lồng ghép các chương trình, dự án, đề án để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh tế hộ, nhân rộng mô hình giảm nghèo, cùng với đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cho các hộ nghèo, cận nghèo…..góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2024 ước còn 1,78%.

1.5. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

- Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển ổn định vững chắc, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học các cấp được các địa phương quan tâm đầu tư nâng cấp, bổ sung, giữ vững chất lượng giáo dục và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

- Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đổi mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu được duy trì thường xuyên; công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT cho nhân dân được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tích cực đẩy mạnh, tập trung phổ biến các nội dung liên quan đến quyền lợi khi tham gia BHYT; đồng thời huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị xã hội tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tham gia BHYT, từ đó tỷ lệ người dân tham gia BHYT luôn được giữ vững và nâng lên, năm 2024 tỷ lệ đạt 94%.

1.6. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn

Hoạt động văn hóa tại các địa phương ngày càng phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng, công tác văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư hoàn thiện. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thực hiện nếp sống văn minh gắn với cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh" được triển khai sâu rộng, hiệu quả.

1.7. Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các xã đã đạt được nhiều kết quả, đến nay tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (trong đó nước sạch từ nhà máy nước tập trung đạt 91%). Công tác thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở khu vực nông thôn thường xuyên được quan tâm và có chuyển biến tích cực; đặc biệt công tác vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm định kỳ hàng tháng được các địa phương duy trì; các địa phương tiếp tục phát động và đầu tư lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, trồng bổ sung, chăm sóc cây xanh ven đường trục xã, trục thôn, trụ sở, trường học, khu dân cư tạo cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Triển khai và nhân rộng mô hình thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt, nước thải tại nguồn, xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình.

1.8. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới

Các địa phương tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; công tác phổ biến, giáo dục tiếp cận pháp luật, hòa giải cơ sở được quan tâm thực hiện và các giải pháp đảm bảo bình đẳng giới.

1.9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới

Các địa phương tiếp tục, chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn, công tác phối hợp giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chương trình đạt hiệu quả; công tác tuyên truyền, phổ biến tiếp cận pháp luật, cũng như bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình… và kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân và cán bộ được triển khai thực hiện hiệu quả. Các hội đoàn thể đã tổ chức, phát động các phong trào thi đua như: Dân vận khéo, Phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng, mô hình “Tuyên truyền, hướng dẫn thực hành phân loại rác thải tại nguồn....

1.10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội ở nông thôn

Công tác quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội ở nông thôn được chú trọng triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào xây dựng NTM" được đẩy mạnh, tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn ổn định và được giữ vững.

1.11. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng NTM; truyền thông về xây dựng NTM; thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM

- Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, từ đó đã tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình như: kiểm tra thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; kiểm tra công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu; kiểm tra tiến độ thực hiện của các xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

- Công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp luôn được quan tâm thực hiện bằng việc tham gia các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới do các Bộ, ngành tổ chức và các lớp tập huấn tại địa phương.

- Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình xây dựng NTM được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân trong tỉnh được triển khai có hiệu quả bằng việc lồng ghép giữa công tác chuyên môn gắn với tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại các cuộc họp, hội nghị; tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan thông qua panô, áp phích, tờ rơi,...thông qua cơ quan báo, Đài Phát thanh - Truyền hình, Cổng thông tin điện tử, qua các trang mạng xã hội như: facebook, zalo, hệ thống loa truyền thanh cơ sở..... Nội dung truyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách, văn bản của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh có liên quan đến Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới", cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam", cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", tuyên truyền kết quả xây dựng NTM tại địa phương.... 

- Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới" tiếp tục được triển khai sâu rộng và có chiều sâu. UBND tỉnh đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân và hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2024; các huyện, thị xã, thành phố và các xã cũng đã khen thưởng cho rất nhiều các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới" tại địa phương.

2. Kết quả thực hiện các Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới

2.1. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

- Đến nay toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 140 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 17 sản phẩm đạt hạng 4 sao), cụ thể: Thị xã Duy Tiên: 42 sản phầm (12 sản phẩm 4 sao, 30 sản phẩm 3 sao); Thành phố Phủ Lý: 38 sản phẩm 3 sao; Huyện Lý Nhân: 18 sản phẩm 3 sao; Bình Lục: 17 sản phẩm (2 sản phẩm 4 sao, 15 sản phẩm 3 sao); Thanh Liêm: 29 sản phẩm 3 sao; Kim Bảng: 13 sản phẩm (3 sản phẩm 4 sao, 10 sản phẩm 3 sao).

- Trong số 157 sản phẩm OCOP đã được công nhận có 29 sản phẩm thuộc 09 làng nghề truyền thống đã được công nhận sản phẩm OCOP: Làng nghề truyền thống thêu ren An Hòa (3 sản phẩm), Làng nghề truyền thống Mây giang đan Ngọc Động (1 sản phẩm), Làng nghề truyền thống dệt lụa Nha Xá (9 sản phẩm), Làng nghề truyền thống trống Đọi Tam (4 sản phẩm), Làng nghề truyền thống rượu bèo thôn Thượng (1 sản phẩm), Làng nghề truyền thống gốm Quyết Thành (5 sản phẩm), Làng nghề truyền thống bánh đa nem làng Chều (1 sản phẩm), Làng nghề truyền thống rượu Vọc (4 sản phẩm), Làng nghề truyền thống nón lá Bói Hạ (1 sản phẩm) góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề của địa phương.

- Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các chủ thể sản phẩm OCOP đã và đang ứng dụng công nghệ số để đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Bưu điện tỉnh khai thác, vận hành hiệu quả Sàn giao dịch thương mại điện tử (https://buudien.vn); khích lệ cho các chủ thể OCOP tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử như: Lazada, Tiktok, Shopee, các nền tảng mạng xã hội… nhằm góp phần đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng.

- Các sản phẩm OCOP được phân hạng đã đảm bảo chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì,  quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá phân hạng đã được các sở, ngành quan tâm, hỗ trợ và các chủ thể OCOP tích cực tham gia nhiều hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

2.2. Chương trình Phát triển du lịch nông thôn

- Những năm gần đây, tỉnh Hà Nam đã triển khai tích cực nhiệm vụ bảo tồn một số di tích lịch sử, phát huy giá trị các di tích để phục vụ phát triển du lịch; xây dựng các phương án khôi phục một số lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề thủ công truyền thống để hướng tới xây dựng và hình thành các điểm, tuyến du lịch làng nghề, lễ hội.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, cấp xã khảo sát các điểm có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Đến thời điểm báo cáo, địa phương chưa hình thành được  mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cụ thể. Tuy nhiên không gian du lịch cộng đồng của tỉnh được quy hoạch, định hướng theo 5 khu vực chủ đạo đại diện cho 5 huyện, thị xã, cụ thể:

+ Khu vực huyện Kim Bảng với sản phẩm du lịch nổi bật là các hoạt động tham quan, khám phá, trải nghiệm nông nghiệp, sinh thái, tâm linh, khu nông nghiệp công nghệ cao xã Thụy Lôi.

+ Khu vực huyện Lý Nhân với sản phẩm du lịch nổi bật là các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm sinh hoạt nông thôn, điểm du lịch nhân văn tưởng niệm Nhà văn liệt sỹ Nam Cao, khu vực phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, công nghệ cao tại xã Nhân Bình, Xuân Khê.

+ Khu vực thị xã Duy Tiên với sản phẩm du lịch nổi bật là các hoạt động tham quan, trải nghiệm làng nghề, không gian trọng tâm phát triển gồm các thôn ven sông Châu và khu vực chùa Đọi thuộc xã Tiên Sơn, làng dệt lụa Nha Xá thuộc xã Mộc Nam.

+ Khu vực huyện Bình Lục với sản phẩm du lịch nổi bật là các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm nông thôn làng quê, không gian trọng tâm phát triển gồm các thôn Vị Hạ, Vị Thượng, Đồng Quang thuộc xã Trung Lương.

+ Khu vực huyện Thanh Liêm với sản phẩm du lịch nổi bật là các hoạt động tham quan, trải nghiệm nông nghiệp và làng nghề, không gian trọng tâm phát triển gồm các thôn An Hòa, Hòa Ngãi, Ứng Liêm thuộc xã Thanh Hà.

2.3. Chương trình Chuyển đổi số

- Các hoạt động thực hiện phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số: Thường xuyên được chính quyền, UBND các cấp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh bằng hình thức truyền miệng theo nguyên lý vết dầu loang và kể cả hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số và mạng xã hội Zalo, facebook... Về kinh tế số hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số đã phối hợp với Công ty SoriMachi Việt Nam tiến hành đợt tập huấn hướng dẫn trực tuyến cho 05 HTX nông nghiệp, cá nhân cán bộ tỉnh và huyện, thị xã, thành phố tham gia tập huấn trực tuyến vào tháng 3/2024; (12 lượt người tham gia tập huấn trực tuyến; có 07 cán bộ quản lý tham gia lớp tập huấn). Đến nay đã có 17/98 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh đăng ký thành công, với tổng số 97/328 sản phẩm nông sản an toàn được cấp mã, hiện duy trì đưa lên hệ thống truy xuất điện tử  (http://hna.check.net.vn).

- Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn.

- Có 100% số xã (83/83 xã) được quan tâm và phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Các hoạt động thực hiện việc phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số: thường xuyên được quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn bằng mọi hình thức và kể cả hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số và mạng xã hội Zalo, facebook... Về kinh tế số và xã hội số đã được phối hợp triển khai hướng dẫn kỹ năng, bảo mật thông tin khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng internet an toàn cho đội ngũ cán bộ nông thôn mới.

- Kết quả đến nay, có 100% số xã (83/83 xã) đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới; 96,39% số xã (80/83 xã) đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao; 100% số xã (83/83 xã) đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2. của tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao; 4/4 huyện (100% số huyện) đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới; 4/4 huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của tiêu chí số 6 về Kinh tế; 4/4 huyện đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới nâng cao. Riêng 19 xã đạt NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 đã và đang triển khai thực hiện xây dựng thôn thông minh để đáp ứng yêu cầu quy định xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, xã Vũ Bản huyện Bình Lục triển khai thực hiện mô hình xã thông minh.

2.4. Chương trình Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn

- Kết quả rà soát, xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường nông thôn: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam quan tâm ban hành đồng bộ các Văn bản[7] để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Kết quả nhân rộng các mô hình trên địa bàn tỉnh: Nhiều mô hình về bảo vệ môi trường nông thôn được xây dựng và nhận rộng như: Mô hình thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình; mô hình trồng hoa, cây xanh hai bên đường giao thông xã, thôn, nơi công cộng; phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm đảm bảo cảnh quan, môi trường trong khu dân cư, trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường giao thông, trường học, khu dân cư; Hội Phụ nữ với nhiều mô hình hay, có sức lan tỏa như: Mô hình “Chi hội 5 không 3 sạch, tham gia xây dựng nông thôn mới", “Chi hội mẫu thực hiện 3 sạch", “Chi hội thực hiện phân loại, xử lý rác thải ngay tại hộ gia đình"; “Con đường/tuyến phố phụ nữ tự quản";  “Tổ thu gom phế liệu tiết kiệm vì phụ nữ trẻ em nghèo"; “ Ngôi nhà vì bạn, vì tôi", “Thu gom phế liệu - Bảo vệ môi trường", “Phụ nữ liên kết thu gom rác thải", “Tuyên truyền, hướng dẫn, thực hành phân loại rác thải tại nguồn, ủ phân hữu cơ bằng thùng compost", “Phụ nữ thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng", “Nhà sạch, vườn đẹp, đường không rác" và một số câu lạc bộ phụ nữ bảo vệ môi trường như: Câu lạc bộ “Hạn chế sử dụng túi nilong", đi bộ 100 ngàn bước" gắn với bảo vệ môi trường….

- Kết quả theo mục tiêu của Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ đến nay:

+ Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 91%; tiêu chuẩn cấp nước khu vực nông thôn đạt 80 lít/người/ngày đêm.

+ Tỷ lệ rác thải nông thôn được thu gom và xử lý theo quy định đạt 94%.

+ Có 95% khu đô thị mới, khu nhà ở mới được thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đạt quy chuẩn môi trường.

+ Có 97% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

+ Có 94% chất thải rắn và 45% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom, xử lý theo quy định.

+ Có 88% hộ gia đình và 96% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

+ Trên 85% trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi trong khu dân cư có hệ thống xử lý nước thải và xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.

+ Trên 80% chất thải chăn nuôi và trên 60% phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Có 94% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện chứng nhận ATTP được cấp chứng nhận về ATTP, 99% cơ sở nông lâm thủy sản thuộc diện ký cam kết đã ký cam kết về an toàn thực phẩm, 100% cán bộ quản lý chất lượng cấp xã, cấp huyện được tập huấn, cập nhật văn bản, kiến thức về a thực phẩm.

2.5. Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới

- Kết quả công tác tuyên truyền vận động:

+ Lực lượng Công an trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ công nhân viên chức và Nhân dân trên địa bàn nông thôn bằng nhiều hình thức như: đăng tin, bài, phóng sự tuyên truyền trên Báo CAND, truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc"; Báo Hà Nam, Đài PTTH tỉnh, Cổng Thông tin điện tử Công an tỉnh, fanpage Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh Hà Nam; tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông; bạo lực học đường; phòng chống ma túy; nạn mua bán người; bảo vệ môi trường; phòng chống đuối nước, các thủ đoạn hoạt động của tội phạm tín dụng đen; tham gia hưởng ứng Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng chống bão số 3 và mưa lũ… đồng thời gửi các đơn vị địa phương phát trên hệ thống đài truyền thanh, loa truyền thanh thuộc các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn; tuyên truyền lưu động tại 109 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về các phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, công tác phòng cháy chữa cháy; thư kêu gọi, vận động đối tượng truy nã, trốn thi hành án ra đầu thú đảm bảo ANTT trong các dịp lễ hội…; tổ chức ký cam kết với cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và THPT trên địa bàn tỉnh không vi phạm các quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, sử dụng pháo trái phép; tổ chức ký cam kết 760 lượt hộ kinh doanh, buôn bán không tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và tham gia bảo đảm ANTT các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa tại địa phương; vận động giao nộp, thu hồi 11 kg pháo nổ các loại; 512 quả pháo tự chế; 02 súng quân dụng; 102 súng tự chế; 04 lựu đạn; 01 đầu đạn cối; 45 viên đạn quân dụng; 185 viên đạn chì; 25 công cụ hỗ trợ; 01 nỏ tự chế; 02 linh kiện vũ khí và 214 vũ khí thô sơ các loại; tổ chức hơn hội nghị trực tiếp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các điểm sinh hoạt chi bộ của các thôn, tổ dân phố, các cơ quan doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tuyên truyền vào những vấn nổi cộm, bức thiết mà cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân quan tâm như: nhận diện thông tin xấu, độc, vận động Nhân dân và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh tham gia xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh trên không gian mạng; hướng dẫn tố giác tội phạm bằng ứng dụng VneID của Bộ Công an; Phương thức, thủ đoạn hoạt động liên quan “tín dụng đen"; tuyên truyền nhận diện và đấu tranh với hoạt động phá hoại tư tưởng trên Internet, mạng xã hội;...

+ Bên cạnh đó, thường xuyên lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào trong các hội nghị tập huấn, họp sinh hoạt ở các khu vực dân cư, thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động “Dân vận khéo" có sức lan tỏa tốt như tổ chức thăm tặng quà các gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn, người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhân dịp các ngày lễ.

- Công tác nhân rộng các mô hình điển hình: Chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm an ninh trật tự xây dựng nông thôn mới theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở, trong đó có một số mô hình điển hình được Cục V05 thông báo kinh nghiệm toàn quốc như: mô hình “Phiên chợ của tình người"; mô hình “Liên kết bảo đảm ANTT và vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng triển khai các dự án" trên địa bàn thành phố Phủ Lý; mô hình “dân vận khéo trong tuyên truyền vận động, hướng dẫn các cơ sở trong Khu công nghiệp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC và CNCH".

- Kết quả theo mục tiêu của Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ đến nay:

+ 100% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 97,5% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.

+ 100% số huyện đạt chỉ tiêu 9.4 của tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 75% số huyện đạt chỉ tiêu 9.1 của tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.

3. Kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Đến nay, tỉnh Hà Nam có 100% số xã (83/83 xã) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 29 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 19 xã được công nhận đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 100% đơn vị cấp huyện (6/6 huyện, thành phố) đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hà Nam hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Dự kiến tháng 01/2025 công nhận thêm 13-15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; năm 2025 công nhận thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu hết năm 2025 lên 53 - 55/65 xã; huyện Bình Lục được thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2025.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

- Công tác tuyên truyền, vận động được các cấp, các ngành và địa phương chú trọng; nhiều mô hình, phong trào trong xây dựng nông thôn mới được xây dựng và nhận rộng như: mô hình thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình; mô hình trồng hoa, cây xanh hai bên đường giao thông xã, thôn, nơi công cộng; mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm đảm bảo cảnh quan, môi trường trong khu dân cư, trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường giao thông, trường học, khu dân cư… tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; phong trào xã hội hóa xây dựng nhà văn hóa thôn, xây dụng cổng làng, lắp camera an ninh trên các tuyến đường; phong trào hiến đất làm đường, ….

- Văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam được ban hành đồng bộ, kịp thời.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được quan tâm và đạt được kết quả to lớn (100% số xã (83/83 xã) đạt chuẩn nông thôn mới, 19 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 6/6 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiêm vụ xây dựng nông thôn mới và tỉnh Hà Nam là 1 trong 4 tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020).

- Công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn sau khi được công nhận tại các địa phương luôn được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, làm mới tương đối đồng bộ; nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được nhân rộng; chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo; An ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được ổn định.

- Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được triển khai đồng bộ và hiệu quả, toàn tỉnh có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 140 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 17 sản phẩm đạt hạng 4 sao).

2. Tồn tại, hạn chế

- Công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới ở một số nơi đôi lúc chưa thường xuyên, liên tục. Đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ phụ trách nông thôn mới ở xã có nhiều xáo trộn, thay đổi, chưa thật sự am hiểu Chương trình xây dựng nông thôn mới nên còn lúng túng trong việc tham mưu, triển khai thực hiện.

- Công tác chỉ đạo, rà soát, đánh giá và triển khai xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao, hoàn thiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ở một số địa phương chưa tập trung cao. Đặc biệt một số công trình hạ tầng như đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, trường học tại các xã sau thời gian đưa vào sử dụng đã, đang xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn cảnh quan môi trường có thời điểm chưa được quan tâm thường xuyên, việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh chưa triệt để....

- Công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa đồng đều; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; làng nghề chưa phát triển mạnh, năng lực hoạt động của Hợp tác xã còn một số hạn chế nhất định, chưa mạnh dạn mở rộng phát triển và thực hiện liên kết chuỗi giá trị …. Nhiều địa phương chưa chú trọng quy hoạch vùng sản xuất tập trung gắn với sản phẩm chủ lực, nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp còn gặp khó khăn.

- Một số chỉ tiêu, tiêu chí của Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025 được bổ sung thêm và yêu cầu cao hơn so với Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, đặc biệt là các chỉ tiêu, tiêu chí về Tổ chức sản xuất, Y tế, Môi trường, Chất lượng môi trường sống, ... cần thời gian và nguồn lực để thực hiện nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu hàng năm.

- Một số địa phương chưa tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới và chưa thực sự phát huy hết nội lực trong nhân dân.

- Việc huy động nguồn lực để triển khai thực hiện đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM nâng cao của các xã đăng ký hằng năm còn gặp nhiều khó khăn nên tiến độ thực hiện đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí còn chậm so với kế hoạch.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông thôn mới nói riêng.

- Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Trung ương, Hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các Bộ, ngành chậm được ban hành làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí về xã, huyện nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025 và hướng dẫn thực hiện của các Sở, ngành.

- Một số chỉ tiêu, tiêu chí của Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được bổ sung thêm và yêu cầu cao hơn so với Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, đặc biệt là các chỉ tiêu, tiêu chí về Tổ chức sản xuất, Y tế, Môi trường, Chất lượng môi trường sống,... nên các địa phương cần thời gian và nguồn lực để đạt chuẩn chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định.

- Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng yêu cầu, hàng năm vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đầu tư cho các địa phương còn hạn chế, nhất là từ năm 2022 tỉnh Hà Nam tự cân đối ngân sách nên việc huy động nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp để thực hiện xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số địa phương chưa tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới và chưa thực sự phát huy hết nội lực trong nhân dân. Công tác xây dựng duy trì và bảo vệ cảnh quan môi trường tại một số địa phương chưa thực sự bền vững.

- Một số địa phương sau khi công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu chưa quan tâm duy trì xây dựng, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp; phong trào vệ sinh môi trường trong khu dân cư, các khu trung tâm, các tuyến đường trục xã, thôn không được duy trì; một số bãi, bể trung chuyển rác thải chưa đảm bảo theo quy định. Một số địa phương chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường, nhất là môi trường trong chăn nuôi (chất thải, nước thải chăn nuôi).

- Đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ phụ trách nông thôn mới cấp xã thường xuyên bị xáo trộn, thay đổi, nên việc tham mưu, triển khai thực hiện trên địa bàn đôi khi chưa kịp thời.

- Ngoài ra, do thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã nên một số xã có thời điểm chưa tập trung cao trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; nhiều xã phải điều chỉnh lại quy hoạch hạng mục công trình để đảm bảo phù hợp quy hoạch tỉnh, huyện nên ảnh hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu, tiêu chí.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một là, cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia của MTTQ và các tổ chức thành viên, sự vào cuộc của người dân, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành với các địa phương trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại các địa phương.

Hai là, các Sở, ngành tích cực, chủ động trong việc hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM cấp xã, huyện do ngành phụ trách theo trên cơ sở Hướng dẫn của Bộ, ngành và hướng dẫn cụ thể, chi tiết các hồ sơ minh chứng của từng chỉ tiêu, tiêu chí để các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Ba là, đối với quy hoạch hết thời hạn, các xã cần chủ động trong rà soát, lập, bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết khu dân cư mới gắn với định hướng quy hoạch vùng huyện, tỉnh trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện vì đây là tiêu chí rất quan trọng.

Bốn là, các địa phương cần rà soát, đánh giá đúng thực trạng đạt chuẩn chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương, từ đó xác định rõ từng nội dung, nhiệm vụ cần triển khai thực hiện và xây dựng lộ trình, huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

Năm là, để nâng cao thu nhập cho người dân các xã cần quan tâm nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả, hình thành các mô hình liên kết sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP theo chuỗi để tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân; phong trào tạo cảnh quan môi trường, trồng cây xanh, đường hoa trên các tuyến đường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong khu dân cư, khu công cộng cần cần được duy trì và thực hiện thường xuyên, các xã cần tuyên truyền, nhân rộng mô hình thu gom, phân loại xử lý rác thải tại hộ để giảm lượng rác thải phát sinh.

Phần thứ hai

ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2026-2030

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2026-2030

1. Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan.

2. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 20230, tầm nhìn đến năm 2045.

3. Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4. Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".

5. Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của cả nước giai đoạn 2021-2025.

7. Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

8. Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

9. Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

10. Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

11. Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.

II. ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU GIAI ĐOẠN 2026-2030

1. Mục tiêu chung

- Cấp huyện: Duy trì, nâng cao chất lượng, hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao và quy định thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao, quy định thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030.

- Cấp xã: Tập trung chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng, hoàn thiện tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đảm bảo đáp ứng các quy định của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2026- 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Hà Nam có 60/65 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; có từ 1- 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

III. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2026-2030

Dự kiến nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026-2030 là 3.000.000 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 400.000 triệu đồng, ngân sách huyện 800.000 triệu đồng, ngân sách xã 800.000 triệu đồng, nhân dân đóng góp 300.000 triệu đồng, vốn doanh nghiệp, HTX 50.000 triệu đồng, vốn lồng ghép 550.000 triệu đồng và vốn khác 100.000 triệu đồng.

IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT, các bộ, ngành có liên quan sớm tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương, cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-3030.

- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm hỗ trợ, bố trí kinh phí lồng ghép các Chương trình, dự án ngân sách Trung ương triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.

[1] Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 2021-2025; Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 về việc quy định xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 về sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.

[2] Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày/8/2022 phê duyệt Chương trình Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phủ phê duyệt Chương trình Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

[3] Chương trình 2897/CTr-UBND ngày 28/10/2022 về Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 3063/KH-UBND ngày 14/11/2022 về thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch 2984/KH-UBND ngày 04/11/2022 về thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm-OCOP" tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch 2937/KH-UBND ngày 01/11/2022 về thực hiện tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch 3239/KH-UBND ngày 30/11/2022 về việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 3388/KH-UBND ngày 13/12/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

[4] Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 2459/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 của UBND huyện Thanh Liêm về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG về xây dựng NTM huyện Thanh Liêm giai đoạn 2021-2025;  Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 05/9/2022 của UBND huyện Bình Lục về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao huyện Bình Lục giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 433-QĐ/HU ngày 03/3/2023 của Huyện ủy Lý Nhân về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Lý Nhân nhiệm kỳ 2020-2025; Quyết định số 912-QĐ/TU ngày 17/4/2023 của Thị ủy Duy Tiên về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng NTM, xây dựng đô thị văn minh thị xã Duy Tiên; Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND thành phố Phủ Lý về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG về xây dựng NTM thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021-2025.

[5] Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 23/6/2022 của UBND tỉnh kiện toàn Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1991/QĐ-UBND ngày 16/6/2022 của UBND thành phố Phủ Lý về việc thành lập Văn phòng Điều phối NTM thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4566/QĐ-UBND ngày 18/10/2022 của UBND huyện Kim Bảng về việc thành lập Văn phòng Điều phối NTM huyện Kim Bảng giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 2915/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND huyện Thanh Liêm về việc thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Thanh Liêm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4479/QĐ-UBND ngày 15/9/2022 của UBND huyện Bình Lục về việc thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Bình Lục, giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4781/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của UBND thị xã Duy Tiên về việc kiện toàn, bổ sung thành viên Văn phòng điều phối xây dựng NTM thị xã Duy Tiên giai đoạn 2020-2025; Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 08/3/2023 của UBND huyện Lý Nhân  về việc kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Lý Nhân.

[6] Quyết định số 52/QĐ-BCĐ ngày 23/6/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Hà Nam.

[7] Chương trình số 28/CTr-TU ngày 30/6/2021 về Chương trình xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là khu vực phía Tây sông Đáy và sông Nhuệ; Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về việc phê duyệt phân vùng bốc xúc, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2023; Quyết định số 19/2023/QĐ-UBND ngày 24/3/2023 về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Quyết định 1041/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 ban hành Kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến 2025; Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 18/9/2023 về việc ban hành Kế hoạch triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là khu vực phía Tây sông Đáy và sông Nhuệ; Kế hoạch số 2986/KH-UBND ngày 04/11/2022 về  bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030.

Chi cục Phát triển nông thôn