Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kết quả dự án Xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá truyền thống sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường

Thông tin về sáng kiến, Đề tài khoa học Kết quả thực hiện chương trình, đề tài, nhiệm vụ khoa học, Đề án, Kế hoạch sau khi được phê duyệt  
Kết quả dự án Xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá truyền thống sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường

1. Tên dự án:“Xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá truyền thống sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường".

2. Cấp quản lý: Cấp tỉnh

3. Cơ quan chủ trì dự án:Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam.

Địa chỉ: Đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

4. Cơ quan phối hợp thực hiện:

- Phòng Nông nghiệp & PTNTcác huyệntriển khai Dự án;

- HTX NTTStại các địa phương triển khai Dự án;

5. Thời gian thực hiện: Năm 2021.

6. Tổng kinh phí thực hiện dự án:  698.500.000 đồng. (Sáu trăm chín mươi tám triệu năm trăm ngàn đồng).

Trong đó:

- Kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp nông lâm nghiệp: 200.000.000 đồng;

- Vốn của hộ dân: 498.500.000đồng.

Sản xuất nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Hà Nam những năm gần đây phát triển khá, tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt trên 23.000 tấn; tổng giá trị sản xuất đạt trên 650 tỷ đồng, chiếm 9,1- 9,6% GDP toàn ngành Nông nghiệp. Sản xuất NTTS đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống người dân nông thôn. Người dân đã tích cực đầu tư về vốn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; đối tượng nuôi cũng tập trung vào các con nuôi có hiệu quả, giá trị kinh tế cao. Một số mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới được đưa vào sản xuất bước đầu đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, sản xuất NTTS của tỉnh cũng bộc lộ nhiều tồn tại, khó khăn, hạn chế, đó là: năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất nhìn chung còn thấp, chưa có nhiều diện tích nuôi thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; việc sử dụng thức ăn, con giống, thuốc phòng chữa bệnh, chất xử lý, cải tạo môi trường nước ao nuôi còn tùy tiện, chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, việc sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường trong quản lý nguồn nước ao nuôi, quản lý sức khỏe và dịch bệnh thủy sản nuôi còn rất hạn chế, tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn…

Trước tình hình trên, việc triển khai Dự án: “Nuôi thâm canh cá truyền thống sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường nước ao nuôi" để xây dựng mô hình trình diễn, phổ biến, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản theo hướng năng suất, chất lượng, phát triển bền vững là rất cần thiết, phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh và cả nước.

Mục tiêu:

- Xây dựng được mô hình nuôi thâm canh cá truyền thống sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường để quản lý nguồn nước và sức khỏe thủy sản nuôi, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

- Tập huấn, phổ biến, trang bị kiến thức cho người nuôi thủy sản trong việc sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường trong nuôi thâm canh cá, từ đó giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, sản lượng, thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển bền vững sản xuất nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Quy mô:

- Số lượng mô hình: Chọn 1 - 2 hộ tham gia xây dựng mô hình.

- Tổng diện tích ao nuôi khoảng 15.000 m2.

- Tập huấn, hướng dẫn các kiến thức cơ bản về quy trình kỹ thuật nuôi cá truyền thống. Giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất cải tạo, xử lý môi trường ao nuôi,  sử dụng thuốc phòng và trị bệnh hiệu quả cho các hộ tham gia mô hình và các hộ trong vùng triển khai dự án.

Địa điểm thực hiện mô hình:

Tại HTX NTTS Chân Lý, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2021.

Nội dung thực hiện:

1. Chọn hộ, chọn địa điểm xây dựng mô hình

a) Tiêu chí chọn hộ, chọn địa điểm xây dựng mô hình:

- Tiêu chí chọn hộ: Hộ tự nguyện tham gia, quyết tâm xây dựng mô hình thành công; có khả năng tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào NTTS; Có đủ điều kiện về ao nuôi, trang thiết bị phục vụ sản xuất.Có đầy đủ các nguồn lực về vốn, nguồn lao động, mạnh dạn đầu tư.Cam kết trong quá trình thực hiện tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo, báo cáo đúng tiến độ, tình hình thực tế của mô hình, phản ánh kịp thời các vấn đề bất thường với cán bộ phụ trách.

- Tiêu chí lựa chọn địa điểm triển khai dự án: Là những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có nhiều diện tích nuôi cá thâm canh, ao nuôi có diện tích lớn. Đội ngũ lãnh đạo xã, HTX nhiệt tình, trách nhiệm, có kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Chọn hộ, chọn địa điểm xây dựng mô hình:

Căn cứ tiêu chí chọn hộ, chọn điểm nêu trên, dự kiến chọn 01 - 02 hộ là xã viên của HTX NTTS Chân Lý, huyện Lý Nhân để tham gia xây dựng mô hình.         

Xây dựng mô hình

a) Nội dung triển khai:

- Chọn điểm, chọn hộ tham gia dự án, xây dựng mô hình;

- Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và các hộ nuôi trong vùng triển khai dự án.

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác chuẩn bị ao nuôi, hỗ trợ cá giống, chế phẩm sinh học, hóa chấtxử lý, cải tạo môi trường ao nuôi và các vật tư đảm bảo theo quy định dự án.

- Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo  mô hình, định kỳ báo cáo tiến độ với lãnh đạo phụ trách Dự án;

- Nghiệm thu và tổng kết mô hình khi kết thúc dự án.

b) Cơ chế, chính sách hỗ trợ

a.
Hỗ trợ tiền mua cá giống (hỗ trợ 50%)
-Cá trắm cỏ (0,6 con/m2 x 15.000m2 x 15.000 đ/con x 50%) = 67.500.000 đồng
-Cá chép (0,5 con/m2x 15.000m2x 12.000 đ/con x 50%) = 45.000.000 đồng
-Cá trôi (0,1 con/m2 x 15.000m2 x 10.000 đ/con x 50%) = 7.500.000 đồng
b.Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản (hỗ trợ 50%)
500 lít x 100.000đ/kg x 50% = 25.000.000 đồng
c.Chất xử lý, cải tạo môi trường (hỗ trợ 50%)
240 kg/ha x 1,5ha x 150.000đ/kg x 50% = 27.000.000 đồng
d.Thuốc phòng trị bệnh (hỗ trợ 50%)

30 kg/ha x 1,5ha x 200.000đ/kg x 50% = 4.500.000 đồng

Tổng kinh phí hỗ trợ mua cá giống, vật tư: 176.500.000 đồng

Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về ao nuôi:

Trên cơ sở nhu cầu, diện tích đã có của các hộ nằm trong quy hoạch chuyển đổi phát triển NTTS của địa phương, cán bộ kỹ thuật của dự án sẽ hướng dẫn các hộ quy hoạch, đầu xây dựng, cải tạo ao nuôi, mua sắm vật tư, thiết bị để triển khai thực hiện mô hình.

b) Giống cá: Giống cá được các hộ chủ động mua từ các cơ sở sản xuất giống trong, ngoài tỉnh hoặc của các hộ sản xuất cá giống trong vùng nhưng được cán bộ kỹ thuật chi cục hướng dẫn tuyển chọn, đảm bảo chất lượng, kích cỡ, mật độ nuôi thả.

Chọn cá giống khoẻ mạnh, ngoại hình hoàn chỉnh, đồng đều kích cỡ, màu sắc bình thường, không có mầm bệnh, không dị hình, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT về giống cá nước ngọt.

c) Hóa chất, chế phẩm xử lý nước ao nuôi: Sử dụng các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nước ao nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nằm trong Danh mục hàng hóa được phép lưu hành do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

d) Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh, hoặc thức ăn tự phối chế từ các nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương như: ngô, cám gạo, đỗ tương, sắn, bột cá, cá tạp...., đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, phù hợp theo thời gian sinh trưởng của cá.

đ) Chăm sóc, quản lý: Việc chăm sóc quản lý ao nuôi được các hộ tiến hành theo Quy trình kỹ thuật hướng dẫn, đồng thời thuê các cán bộ kỹ thuật để theo dõi, hướng dẫn thực hiện mô hình.

e) Tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm sau khi thu hoạch được tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh, do hộ dân quyết định; được phân loại, tổng hợp để đánh giá hiệu quả mô hình.

Kinh phí thực hiện dự án: 698.500.000 đồng (Sáu trăm chín mươi tám triệu năm trăm ngàn đồng).

Trong đó:

- Kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp nông lâm nghiệp: 200.000.000 đồng;

- Vốn của hộ dân: 498.500.000 đồng.

Hiệu quả của dự án:

a. Chi phí cho 1 ha ao nuôi/vụ nuôi  b. Doanh thu cho 1 ha ao nuôi (năng suất ước đạt 13 tấn/ha/vụ):

- Cá trắm cỏ (tỷ lệ sống 65%)

6.000 con x65% x 2,kg/conx48 tr/đ/tấn = 374.400.000 đ

- Cá chép (tỷ lệ sống 60%)

5000 con x60% x 1,5 kg/con x45 tr/đ/tấn = 202.500.000 đ

  - Cá trôi (tỷ lệ sống 60%)

1.000 con x60% x 1,3 kg/con x35 tr/đ/tấn = 27.300.000 đ

Tổng cộng: 604.200.000 đồng

c. Lợi nhuận:

- Lợi nhuận cho 1 ha ao nuôi của mô hình: 604.200.000 - 449.630.000= 154.570.000đồng/vụ nuôi.

- Lợi nhuận của toàn bộ diện tích thực hiện dự án: 154.570.000 đồng/vụ nuôi/ha  x 1.5 ha = 231.855.000 đồng/vụ

d. So sánh hiệu quả so với trước khi chuyển đổi

Năng suất trung bình của ao nuôi cá truyền thống hiện nay khoảng 7 - 8 tấn/ha/vụ, tương đương khoảng 280 - 300triệu đồng/hacho thấy khi tăng mật độ nuôi, sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường đã cho năng suất khoảng12 - 13 tấn/ha/vụ. Tương đương khoảng 360 - 380triệu đồng/haLợi nhuận cao hơn ngoài mô hình khoảng từ 60 - 80 triệu đồng/ha/vụ.

Hiệu quả

a. Kết quả sản xuất:

Dự kiến năng suất đạt được 12 - 13 tấn/ha/vụ. Tổng sản lượng toàn bộ diện tích tham gia Dự án khoảng 18 - 22 tấn/vụ nuôi.

b. Hiệu quả xã hội: Mô hình được triển khai sẽ tạo việc làm, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho hộ tham gia, người nuôi thủy sản địa phương hưởng lợi từ dự án đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng, thu nhập trên một đơn vị diện tích.

c. Khả năng nhân rộng mô hình: Mô hình được triển khai thực hiện thành công sẽ là cơ sở khoa học để chuyển giao, nhân rộng ra toàn bộ khoảng 2.000 ha diện tích nuôi cá thâm canh của tỉnh.

Kết luận Dự án: “Nuôi thâm canh cá truyền thống sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nước ao nuôi" là mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững; phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh và cả nước, rất cần thiết được triển khai thực hiện để trình diễn, tổng kết đánh giá hiệu quả và nhân rộng.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y