Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Dự án “Tăng cường Độ tin cậy trong Lĩnh vực Sản xuất Cây trồng An toàn tại Khu vực miền Bắc Việt Nam”

Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công  
Dự án “Tăng cường Độ tin cậy trong Lĩnh vực Sản xuất Cây trồng An toàn  tại Khu vực miền Bắc Việt Nam”
Thư mời - Đối tác mua rau an toàn do nông dân của dự án sản xuất
Ban quản lý dự án thí điểm (PPMU) của dự án “Tăng cường Độ tin cậy trong Lĩnh vực Sản xuất Cây trồng An toàn tại Khu vực miền Bắc Việt Nam” (sau đây được gọi là “Dự án”) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ tại Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên và Hà Nội đang tìm kiếm khách hàng sẵn sàng mua rau an toàn của dự án để trở thành đối tác lâu dài của Ddự án. Tổ chức/cá nhân nào tham gia sẽ được mời tham gia vào các hoạt động có liên quan của dự án.

            1. Khái niệm dự án

Dự án nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất rau an toàn tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Mặc dù hầu hết người tiêu dùng ở Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của ATTP và họ sẵn sàng mua rau an toàn, tuy nhiên, họ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm rau an toàn. Mặt khác, các nhà sản xuất rau an toàn nhỏ lẻ đang đối mặt với khó khăn trong việc tìm kiếm người mua tin cậy, đó là những người mua có thể trả xứng đáng cho nỗ lực sản xuất rau an toàn của họ. Dự án sẽ khắc phục các thách thức khó khăn này bằng cách xây dựng một chuỗi giá trị tin cậy cho rau an toàn chất lượng từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng.

Xây dựng chuỗi giá trị tin cậy cho rau an toàn là một quá trình phức tạp. Một mặt, các nhà sản xuất không tuân thủ các quy trình sản xuất theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP), gian lận trong việc ghi chép hồ sơ sản xuất và trộn lẫn rau an toàn với rau thường. Mặt khác, còn có một số nhà kinh doanh (bán buôn người bán) lẻ trộn lẫn rau an toàn với rau không an toàn, lạm dụng nhãn mác và bao gói. Những thói quen không tốt này dẫn đến hậu quả mất lòng tin từ người tiêu dùng về rau an toàn và hệ thống chứng nhận rau an toàn. 

Dự án sẽ hỗ trợ người sản xuất áp dụng kĩ thuật sản xuất an toàn và tổ chức hệ thống phân phối và bán hàng tập trung đảm bảo độ an toàn và chất lượng. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chuỗi giá trị tin cậy sẽ không thể hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của người mua tin cậy. Dự án đang tìm kiếm người mua sẽ nắm bắt cơ hội phát triển lâu dài với người sản xuất tiềm năng, mặc dù hiện họ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các điều kiện cung ứng. 

Với sự hỗ trợ của những người mua có thiện ý, dự án có thể đóng góp vào việc tạo lập một mô hình mới về sản xuất, phân phối rau an toàn và nâng cao mức độ an toàn và chất lượng của rau tại Việt Nam về lâu dài.

 

2. Thông tin chung về dự án

(1)   Thời gian thực hiện dự án: Tháng 7, 2016 - Tháng 6, 2021 (5 năm).

(2)   Mục tiêu của dự án: Tăng cường sản xuất cây trồng an toàn (rau an toàn) tại các vùng sản xuất mục tiêu ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

 

(3)   Vùng dự án:

l  (Các) tỉnh thí điểm: Thành phố Hà Nội (là vùng tiêu thụ), tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hải Dương, tỉnh Hà Nam (là vùng sản xuất).

l  (Các) tỉnh/ thành phố vệ tinh: tỉnh Thái Bình, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc (là vùng sản xuất).

l  (Các) tỉnh/ thành phố chia sẻ kiến thức: tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình.

(4) Kết quả đầu ra

1)        Năng lực quản lý và giám sát sản xuất cây trồng an toàn của các tổ chức liên quan được tăng cường.

2)        Mô hình tốt về sản xuất rau an toàn áp dụng GAP (GAP cơ bản) theo chuỗi cung ứng (liên kết thị trường giữa sản xuất và tiêu thụ) được đề xuất.

3)        Nhận thức của các tổ chức/ cá nhân liên quan, chủ yếu là nhà sản xuất và người mua (người tiêu dùng và người kinh doanh( người bán buôn và người bán lẻ) về sản xuất rau an toàn và an toàn thực phẩm được nâng cao.

3. Các nhóm sản xuất rau mục tiêu đã được lựa chọn

TT

Tên nhóm sản xuất

Địa chỉ

Điện thoại

Loại hình/tổ chức

Số thành viên trong đơn vị

Diện tích canh tác (ha)

I

Nam

1

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hạ Vĩ

Nhân Chính - Lý Nhân

0983.453.170

HTX

20

5

2

Nhóm nông dân Phạm Hoàng Hiệp

Thi Sơn - Kim Bảng

0986.621.116

Nhóm nông dân

3

2,5

II

Hải Dương

1

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Minh Đức

 

 

HTX

168

27

2

Công ty TNHH rau củ quả Thanh Hà

 

 

Công ty

59

20

3

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính

 

 

HTX

1.636

200

III

Hưng Yên

1

Công ty cổ phần rau, củ, quả Nhật - Việt

 

 

Công ty

5

1

2

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Yên Phú.

 

 

HTX

197

15,5

4. Các bước để trở thành đối tác mua

 

Bước 1: Nộp hồ sơ

·  Kiểm tra năng lực cơ bản.

·  Kiểm tra cam kết tuân thủ quy tắc ứng xử.

Bước 2: Hoạt động kết nối

·  Tổ chức các sự kiện kết nối tại Hà Nội & 3 tỉnh để kết nối với các nhóm sản xuất.

·  Đàm phán & thỏa thuận về điều kiện & điều khoản mua bán rau an toàn.

5. Lợi ích và các hạn chế của đối tác mua

Đối tác mua sẽ được hưởng lợi ích từ dự án như sau:

Ø  Đối tác mua có thể mua sản phẩm rau an toàn được đảm bảo an toàn từ dự án.

Ø  Đối tác mua có thể mua sản phẩm rau an toàn được cải thiện về chất lượng, sơ chế và vận chuyển giao hàng vì có sự hỗ trợ của dự án.

Ø  Đối tác mua có thể tìm và xây dựng mối quan hệ tin cậy với nhóm sản xuất mục tiêu, những người có thể là nhà cung cấp ổn định các sản phẩm rau an toàn có chất lượng sau khi dự án kết thúc.

Ø  Đối tác mua sẽ được mời tham dự các hoạt động liên quan do dự án tổ chức như hội thảo, sự kiện và có cơ hội tham gia vào mạng lưới mở rộng ở các tỉnh khác.

Ø  Đối tác mua có thể công bố công khai việc tham gia dự án như một phần hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Cuối cùng là đối tác mua có cơ hội tham gia tạo ra mô hình mới về sản xuất và phân phối rau an toàn, mô hình mới này được kì vọng sẽ trở thành mô hình chính trong tương lai.

Tuy nhiên, ở đây cũng xin lưu ý rằng dự án có một số hạn chế được giải thích dưới đây:

Ø  Dự án sẽ không có bất cứ sự hỗ trợ nào về tài chính (trợ cấp bằng tiền mặt) cho đối tác mua.

Ø  Tại thời điểm giai đoạn đầu của dự án, số lượng người sản xuất trong mỗi nhóm mục tiêu được hỗ trợ chỉ giới hạn khoảng 25 người sản xuất, do đó khối lượng sản phẩm rau không lớn như khối lượng đối tác mua mong muốn (Tuy nhiên, đơn vị/cá nhân đối tác có thể mua cây trồng từ những người sản xuất khác trong nhóm mục tiêu không được dự án hỗ trợ)

Ø  Mặc dù dự án sẽ nỗ lực để đảm bảo mức độ an toàn của sản phẩm cây trồng do các nhóm mục tiêu sản xuất, nhưng có thể các nhóm mục tiêu vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc tuân theo các yêu cầu về an toàn, đặc biệt là ở thời gian đầu. Dự án mong đối tác mua sẽ hiểu, chia sẻ và dự án rất hoan nghênh các ý kiến hoặc hỗ trợ giúp hoạt động dự án hiệu quả hơn.

 

5. Cách thức nộp hồ sơ đăng kí

(1) Các yêu cầu

Đối tác mua sẽ đáp ứng các điều kiện sau đây

1)        Hồ sơ pháp lý để chứng nhận việc kinh doanh hợp pháp như giấy phép và giấy chứng nhận.

2)        Hệ thống đảm bảo độ an toàn của sản phẩm.

3)        Có khả năng tuân theo các quy tắc ứng xử sau đây.

Ø  Luôn hành động để thiết lập mối quan hệ tin cậy và bền vững giữa người mua và người sản xuất rau an toàn.

Ø  Hiểu nhu cầu, khó khăn của đối tác và cùng nhau giải quyết các vấn đề.

Ø  Tránh các hành động thiếu đạo đức nhằm đạt được lợi ích cá nhân.

Ø  Luôn duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu.

Ø  Tránh mọi hành vi gian lận về độ an toàn của cây trồng.

Ø  Tránh vi phạm điều khoản hợp đồng mà không bàn bạc trước với đối tác.

Ø  Tránh trộn lẫn rau an toàn với rau không an toàn.

Ø  Tránh sử dụng sai mục đích tem, nhãn mác hoặc nguyên vật liệu đóng gói của các nhóm sản xuất rau.

Ø  Phối hợp với PPMU về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động thí điểm.

(2) Cách thức nộp hồ sơ

Xin vui lòng nộp các giấy tờ sau cho cán bộ liên hệ tại tỉnh:

1)        Mẫu đơn đã được điền đầy đủ (phụ lục 1).

2)        Bản phô tô, có công chứng các giấy tờ pháp lý (giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận liên quan).

3)        Bản phô tô Hồ sơ năng lực công ty (nếu có).

4)        Bản quy tắc ứng xử đã kí (mẫu tại phụ lục 2).

(3) Danh sách cán bộ liên hệ cấp tỉnh để nộp hồ sơ

Tỉnh

Cán bộ liên hệ

Chức vụ

Địa chỉ

Thông tin liên hệ

Hải Dương

Lương Thị Kiểm

Trưởng Phòng - Phòng Trồng trọt.

Số113, Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương.

0949 315 989

kiemhd@gmail.com

 

 

 

Nam

Lê Văn Điệp

Trưởng Phòng - Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản.

Đường Lý Thường Kiệt, Phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý. Hà Nam.

0986 994 168

diepqlclhn@gmail.com

 

 

 

Hưng Yên

Trần Đức Nhàn

Trưởng Phòng - Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Số 1, Nguyễn Lương Bằng, Phường Hiến Nam, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

0987 727 523

tranducnhanbvtvhy@gmail.com

 

Hà Nội

 

Đỗ Hoàng Thạch

Phó trưởng phòng - Phòng Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội.

Số 35, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

0987 805 006

dohoangthachttkn@gmail.com

 

 

 

(4) Thời hạn nộp

Hồ sơ nộp cho cán bộ có tên và địa chỉ kể tên trước 4h30 chiều ngày 31 tháng 5 năm 2017.

Phụ lục 1: Mẫu đăng kí

1. Thông tin chung về công ty/ tổ chức (Xin vui lòng đính kèm Hồ sơ năng lực công ty nếu có)

Tên công ty/cơ sở:

 

Loại hình kinh doanh

(Xin vui lòng đánh dấu)

(    ) Bán lẻ

(    ) Bán buôn/ phân phối

(    ) Người thu gom

(    ) Nhà hàng/ khách sạn

(    ) Trường học/ bệnh viện

(    ) Bếp ăn

(    ) Chế biến

(    ) Khác (cụ thể                          )

Năm thành lập

 

Hồ sơ pháp lý đính kèm (Giấy phép kinh doanh/ Giấy chứng nhận) bao gồm:

 

Số lượng nhân viên

 

Địa chỉ & số điện thoại của văn phòng chính ?

 

Địa chỉ & số điện thoại của văn phòng tại tỉnh

 

Tên người liên hệ (SĐT, email, v.v)

 

2. Thông tin về hoạt động thu mua

Các loại rau chính muốn thu mua vào mỗi giai đoạn

<Tháng 10 - Tháng 3>:

<Tháng 4 - Tháng 9>:

Các nhà cung cấp rau chính (tỉnh)

 

Quan tâm đến mua rau tại các tỉnh thí điểm khác (đánh dấu vào tỉnh bạn quan tâm)

(   ) Hải Dương

(   ) Hà Nam

(   ) Hưng Yên

3. Miêu tả các hoạt động về mua bán rau an toàn của công ty. (có thể kèm ảnh)

 

4. Giải thích về cách thức công ty đảm bảo mức độ an toàn của rau với khách hàng

 

5. Giải thích mục tiêu và nhu cầu của công ty để phối hợp với dự án

 

Đính kèm;

l  Hồ sơ năng lực công ty:

l  Bản phô tô Giấy phép kinh doanh và các chứng nhận liên quan:

l  Bản Quy tắc ứng xử đã kí:

 

Phụ lục 2:

Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động thí điểm hỗ trợ bởi Dự án Tăng cường Độ tin cậy trong Lĩnh vực Sản xuất Cây trồng An toàn

tại khu vực miền Bắc của JICA

Ø  Luôn hành động để thiết lập mối quan hệ tin cậy, bền vững giữa người mua và người sản xuất rau an toàn.

Ø  Hiểu nhu cầu, khó khăn của đối tác và cùng nhau giải quyết các vấn đề

Ø  Tránh các hành động thiếu đạo đức nhằm đạt được lợi ích cá nhân

Ø  Luôn duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu

Ø  Tránh mọi hành vi gian lận về độ an toàn của cây trồng

Ø  Tránh vi phạm điều khoản hợp đồng mà không bàn bạc trước với đối tác

Ø  Tránh trộn lẫn rau an toàn với rau không an toàn

Ø  Tránh sử dụng sai mục đích nhãn mác hoặc nguyên vật liệu đóng gói của các nhóm sản xuất

Ø  Phối hợp với PPMU về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động thí điểm

Tôi đã đọc kĩ Quy tắc ứng xử và hiểu rõ nội dung.

Tôi xin hứa sẽ tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình tham gia Dự án.

Ngày:           

Kí tên:           

 

(Tên)

Lê Văn Điệp
Tin liên quan