Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh năm 2020, tái đàn sau dịch tả Châu phi trên đàn lợn

Thông tin về sáng kiến, Đề tài khoa học Kết quả thực hiện chương trình, đề tài, nhiệm vụ khoa học, Đề án, Kế hoạch sau khi được phê duyệt  
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh năm 2020, tái đàn sau dịch tả Châu phi trên đàn lợn
Trong những năm qua nông nghiệp vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó ngành chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Giúp tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, đóng góp lớn vào tăng trưởng về giá trị chung của ngành nông nghiệp.

Năm 2020, tuy gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu diễn biến rất bất thường, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến vô cùng phức tạp, nhiều loại bệnh truyền mới phát sinh trên đàn vật nuôi và lây lan mạnh trên phạm vi cả nước. (năm 2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, 2020 bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò...) cùng với đó là đại dịch covid trên người đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tăng trưởng của ngành nông nghiệpc, việc an sinh xã hội.

Ở Hà Nam, bệnh dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xảy ra trên địa bàn tỉnh vào cuối tháng 2/2019 sau đó bùng phát lây lan mạnh trên địa bàn toàn tỉnh với 100% số xã có dịch; dịch bệnh kéo dài đến tận giữa tháng 2/2020 với 9.843 hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh, tổng số lợn tiêu hủy là 132.061 con với trọng lượng trên 7000 tấn... Thiệt hại do bệnh trên 300 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước chi hỗ trợ công tác chống dịch, tổng đàn lợn giảm mạnh đặc biệt là đàn lợn nái giảm trên 60% tổng đàn xuống còn sấp sỉ 26 nghìn con thời điểm cuối năm 2019; việc tái đàn trong năm 2020 cũng gặp rất nhiều khó khăn do con giống khan hiếm giá cao người dân khó tiếp cận. Bên cạnh đó đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Trần Hưng Đạo huyện Lý Nhân, từ cuối tháng 9 bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh lợn lại tái bùng phát trên địa bàn 9 xã của 03 huyện (Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm), bệnh viêm da nổi cục Trâu, bò cũng xuyết hiện tại 02 xã của 02 huyện (Duy Tiên, Lý Nhân) với số bò phải tieu hủy là 03 con.  

Bên cạnh đó Nhà máy giết mổ của tập đoàn Masan cũng đã đi vào hoạt động....do vậy mà Chi cục chăn nuôi và Thú y đã phải huy động toàn bộ lực lượng cán bộ của Chi cục để thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại nhà máy, thời gian hoạt động giết mổ, nhập lợn cả ngày lẫn đêm...

Tuy nhiên với sự chủ động, tích cực như ban hành các cơ chế, chính sách phòng chống dịch rõ ràng, minh bạch ngay từ đầu năm; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh kịp thời, sát với điều kiện thực tế của từng địa phương, đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tuyên truyền các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ các các loại vắc xin cho đàn vật nuôi; khuyến khích các hộ bị dịch còn chống chuồng chuyển đổi sang nuôi các vật nuôi khác như (gia cầm, trâu, bò...) phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của gia đình mình...vì vậy việc phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh trong năm qua đã đạt được một số kết quả quan trọng, giúp bù đắp thiếu hụt thực phẩm do bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Nhờ vậy, tổng đàn vật nuôi các loại đều tăng nhất là đàn bò thịt chất lượng cao đạt trên 4200 con tăng 5% so kế hoạch, đàn gia cầm đạt 7,9 triệu con tăng 9% so với năm 2019 và 5,2 % so kế hoạch, tổng đàn lợn đạt trên 360 nghìn con tăng 10,5% so năm 2019. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 (trâu, bò, lợn, gia cầm) đạt 92.264 tấn, tăng 7% so với thực hiện năm 2019 và tăng 1,9% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 3.443,8 tỷ đồng, tăng 5,1% so với thực hiện năm 2019 và bằng 97,9% so với kế hoạch. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 25.335 tấn, giá trị sản xuất đạt 781 tỷ đồng đạt 102% so cùng kỳ năm 2019.

Trong công tác phòng, chống dịch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chủ động lấy 871 bệnh phẩm để gửi xét nghiệm phục vụ công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh kịp thời. Bên cạnh đó công tác phòng, chống dịch bệnh cũng được tổ chức, triển khai thực hiện tốt, nên bệnh dịch tả lợn Châu Phi; tai xanh lợn; Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò được khống chế kịp thời và công bố hết dịch bệnh. Kiểm dịch động vật xuất và nhập trên địa bàn tỉnh, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, pháp luật về chăn nuôi, thú y cũng được đẩy mạnh: Công tác quản lý thuốc thú y đã đi vào nề nếp, công tác thanh tra chuyên ngành, quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc được thực hiện thường xuyên.

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển chăn nuôi trong năm 2021, tỉnh tiếp tục quan tâm tạo điều kiện phê duyệt cấp kinh phí để triển khai các chương trình đề án, dự án ngày từ đầu năm nhất là các chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao, nhân giống đàn bò sữa, bò thịt. Phấn đấu thực hiện được khoảng 10 mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ sông trong ao. Phòng, chống dịch bệnh với phương châm phòng dịch là chính, phát hiện dịch sớm, xử lý ổ dịch kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan ra diện rộng.

Các địa phương cần phối hợp quan tâm chỉ đạo: Chủ động, xây dựng, phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2021 và tổ chức chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả; Thực hiện tốt công tác giám sát dịch từ cơ sở, chủ động thông qua lấy mẫu xét nghiệm đánh giá tỷ lệ lưu hành của mầm bệnh trong môi trường; nâng cao kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các quy định, pháp luật về chăn nuôi và thú y, vận động hộ chăn nuôi thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học; định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, bãi chăn. Phát động 02 - 03 đợt thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại môi trường trong chăn nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh tồn lưu trong môi trường trên toàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở cơ sở; thanh tra, kiểm tra chất lượng giống vật nuôi, thuốc thú y, vắc xin, hóa chất, thức ăn chăn nuôi; Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm quy định của nhà nước trong công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch. Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức chăn nuôi, thú y ngày càng vững mạnh về lực lượng, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thú y cơ sở.

Theo https://khuyennonghanam.myharavan.com